Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp Ban Soạn thảo Đề án sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy định mới thay thế Quy định số 228 ngày 7/2/2014 của Ban Bí thư về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài.
Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam
(BNP) – Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT quy định Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Quy chế này áp dụng đối với người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh.
Theo đó, lưu học sinh phải đạt điều kiện về học vấn, chuyên môn và sức khỏe theo quy định. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khỏe. Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì lưu học sinh phải về nước.
Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để học chương trình đào tạo chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị và chỉ chuyển vào học chương trình chính thức khi vượt qua bài kiểm tra trình độ. Nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ.
Thời gian học tập theo các cấp học và trình độ đào tạo được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành liên quan. Lưu học sinh Hiệp định không được tự ý chuyển ngành học hoặc chuyển cơ sở giáo dục, chỉ chuyển ngành học, chuyển cơ sở giáo dục khi phía gửi đào tạo, cơ sở giáo dục có văn bản đồng ý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ ra quyết định cho phép.
Lưu học sinh được đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam, được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục. Lưu học sinh phải thực hiện đăng ký, cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh tại địa chỉ http://lhsnn.vied.vn chậm nhất 30 ngày sau khi đến Việt Nam nhập học và cập nhật thông tin hằng năm hoặc khi có sự thay đổi...
Thị trường lao động Cần Thơ đang ngày càng phát triển, nên việc mở cửa thu hút đầu tư của nước ngoài đã tạo điều kiện cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày một gia tăng.
Đại diện Bảo hiểm xã hội thành phố Cần Thơ thông tin quy định về tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Ngày 16/10, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức tập huấn quy định về quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tổ chức đối thoại với doanh nghiệp năm 2024. Hội nghị nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; đồng thời, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thành phố Cần Thơ có 293 lao động nước ngoài làm việc tại 85 doanh nghiệp, tổ chức. Trong 9 tháng năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chấp thuận 141 vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài, qua đó cấp phép (bao gồm cấp, cấp lại, gia hạn, xác nhận không thuộc diện cấp phép) cho 166 lao động nước ngoài vào làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo ông Tiêu Minh Dưỡng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, quá trình hội nhập đã và đang tạo ra dòng dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trên thế giới. Thị trường lao động Cần Thơ đang ngày càng phát triển, nên việc mở cửa thu hút đầu tư của nước ngoài đã tạo điều kiện cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày một gia tăng.
Ông Tiêu Minh Dưỡng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Cần Thơ, phát biểu tại buổi tập huấn.
Lực lượng lao động nước ngoài vào làm việc đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài trong việc thực hiện quy định liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ông Tiêu Minh Dưỡng cho biết, các thủ tục hành chính được thực hiện qua hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó là đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông và thực hiện khai thác, tái sử dụng kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ kho dữ liệu cá nhân. Nhờ đó giúp người lao động tiết kiệm thời gian, giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lao động nước làm việc tại Việt Nam.
"Đa số các doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện đúng quy định pháp luật. Lực lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật đã bổ sung đáng kể nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được", ông Tiêu Minh Dưỡng đánh giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, thực hiện quy định pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, bất cập: Một số đơn vị làm hồ sơ, thủ tục chưa đảm bảo yêu cầu gây phiền hà cho doanh nghiệp;
Tại hội nghị, Bảo hiểm Xã hội thành phố Cần Thơ cũng tuyên truyền, phổ biến Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một số điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cần Thơ phổ biến Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Trong cuộc đối thoại, đại diện các đơn vị liên quan đã giải đáp một số câu hỏi của các doanh nghiệp về một số nội dung: Hồ sơ miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; quy định độ tuổi tối đa đối với người lao động nước ngoài; hiệu lực tối đa của Giấy phép lao động nước ngoài; các trường hợp lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.../.