Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại, là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhiều nước đã vươn lên dẫn đầu trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, tạo nên những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Bài viết này, Học Viện Công Nghệ Thông Tin Á Âu sẽ giúp bạn khám phá sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và những quốc gia có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ nhất.
Thực trạng ngành Công nghệ Thông tin trong xã hội hiện nay
Những năm gần đây, khi hạ tầng công nghệ thông tin được mở rộng đầu tư, các địa phương trong cả nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đều đã có trang thông tin điện tử, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, hiệu quả. Trong các lĩnh vực quan trọng như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… việc cải cách thủ tục hành chính được chú trọng… Với ngành giáo dục, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin được phổ cập tại hầu hết các trường trung học phổ thông và gần 80% các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Top 6 quốc gia có ngành công nghệ thông tin phát triển trên thế giới
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là cường quốc dẫn đầu trong ngành CNTT với thung lũng Silicon – nơi hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Microsoft, Meta, Google, Intel… Nước này cũng là ngôi nhà của nhiều trường đại học danh tiếng trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ngành CNTT tại Hoa Kỳ không ngừng tiến bộ và mở rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến thị trường công nghệ toàn cầu.
Hoa Kỳ là “cái nôi” của hàng loạt phát minh công nghệ hiện đại và sáng kiến thế kỷ (Ảnh: Internet)
Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành CNTT phát triển lâu đời và mạnh mẽ nhất thế giới. Nước này là quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Sony, Panasonic, Fujitsu…
Nhật Bản đã không ngừng đổi mới và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, từ thiết bị điện tử tiêu dùng đến hệ thống tự động hóa công nghiệp. Chính phủ Nhật Bản không ngừng đẩy mạnh chiến lược ưu tiên đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật số, đã mang về những thành quả lớn, không chỉ cho người dân Nhật bản mà còn cho cả thế giới.
Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và viễn thông. Quốc gia này là quê hương của các công ty công nghệ khổng lồ như Samsung, Hyundai, LG…, nổi bật với các sản phẩm điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng tân tiến.
Hàn Quốc cũng là quốc gia tiên phong trong việc triển khai mạng 5G và đang có kế hoạch ra mắt công nghệ mạng di động 6G đầu tiên vào năm 2028. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho các chương trình đầu tư CNTT và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa nước này trở thành trung tâm công nghệ quan trọng không chỉ ở Châu Á mà còn có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu.
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành cường quốc CNTT với hàng loạt những dấu ấn đậm nét, nước này đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến ngành công nghệ toàn cầu. Hàng loạt công ty công nghệ đình đám không thể không nhắc đến ở Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Oppo…
Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tiên tiến như ngành chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và siêu máy tính. Trung Quốc đang trên hành trình thực hiện khát vọng trở thành bá chủ thế giới ở lĩnh vực CNTT khi đang có tiềm năng kinh tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực đang phát triển thịnh vượng tại Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Vương Quốc Anh là trung tâm quan trọng của ngành CNTT tại châu Âu, với London được biết đến như một trung tâm tài chính và công nghệ toàn cầu. Ngành CNTT của Vương Quốc Anh rất phát triển trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, với nhiều công ty chuyên về các giải pháp bảo vệ thông tin và quản lý rủi ro.
Singapore được biết đến là trung tâm CNTT phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của Châu Á. Thành phố này cũng là nơi tập trung của nhiều công ty công nghệ toàn cầu, làm cho quốc gia này trở thành một trung tâm sáng tạo công nghệ quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Sự phát triển của CNTT đã biến Singapore trở thành quốc gia thông minh và hiện đại trên thế giới (Ảnh: Internet)
Sự phát triển của CNTT không những mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ mà còn mở ra những cơ hội phát triển mới cho nhân loại trong kỷ nguyên số hóa. Để nắm bắt được tiềm năng to lớn này, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển ngành CNTT là vô cùng quan trọng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Công Nghệ Thông Tin để cập nhật thêm nhiều thông tin và giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, “Công nghệ thông tin” không chỉ là một thuật ngữ quen thuộc mà còn là nền tảng cốt lõi trong đời sống kinh tế-xã hội, đem lại biến đổi lớn từ doanh nghiệp đến các hoạt động đời sống hàng ngày và mở ra không gian cho sự sáng tạo, phát triển không giới hạn.
Ngành Công nghệ thông tin là lĩnh vực chuyên môn liên quan đến sử dụng máy tính và phần mềm để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải và bảo vệ thông tin. Theo đó ngành học cung cấp kiến thức và kỹ năng thiết kế, triển khai và duy trì hệ thống thông tin mà doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng để hoạt động. Điều này không chỉ bao gồm việc xử lý thông tin mà còn liên quan đến việc tạo ra giải pháp công nghệ để đối phó với các thách thức kinh doanh và xã hội, từ phát triển ứng dụng di động và phần mềm đến bảo mật thông tin và phân tích dữ liệu.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngành Công nghệ thông tin cũng liên tục phát triển và thay đổi, mở ra các lĩnh vực mới như công nghệ 5G, điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine learning), trải nghiệm thực tế ảo (VR) và nhiều hơn nữa. Đây là những nền tảng đang dẫn dắt, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ sinh thái công nghệ số trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là một xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục mang lại những đột phá của ngành CNTT trong tương lai:
Mã nguồn mở và khả năng chi phối ngày càng lớn: các sản phẩm mã nguồn mở có khả năng tái cấu trúc sẽ hỗ trợ tối đa cho sự lên ngôi của các phần mềm. Nó giúp quá trình tiến hóa của các loại phần mềm trở nên dễ dàng hơn khi mà các lập trình viên chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều có thể chỉnh sửa để tối ưu hóa sản phẩm. Ngày nay, mã nguồn mở đang dần chứng tỏ được vị trí của mình, không chỉ đơn giản là một phương án để thay thế với mức chi phí thấp mà còn là sự đổi mới trong cách thức vận hành.
Việc phát triển của mã nguồn mở như đã bàn luận ở trên chắc chắn sẽ là động lực để các công ty, tổ chức, doanh nghiệp thành lập những đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để cải tiến, nâng cấp các phần mềm sẵn có thành một phần mềm của riêng họ với đầy đủ các tính năng vượt trội hơn phần mềm gốc và kiếm về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đây có thể là miếng bánh vô cùng béo bở kéo theo sự ra đời của hàng loạt các công ty phần mềm.
Sự thống trị của hệ thống phần mềm: Lĩnh vực Phát triển phần mềm bao gồm quy trình thiết kế, xây dựng, triển khai và bảo trì các ứng dụng và phần mềm khác nhau. Các nhà phát triển phần mềm sử dụng một loạt ngôn ngữ lập trình, công cụ và phương pháp phát triển để tạo nên các sản phẩm phần mềm. Theo báo cáo từ Navigos Search, ngành Phát triển phần mềm đã duy trì vị thế dẫn đầu trong suốt một thập kỷ qua trong lĩnh vực gia công phần mềm. Nhu cầu tuyển dụng trong ngành này không chỉ chiếm hơn 50% trong toàn nhóm ngành Công nghệ thông tin, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nhu cầu nhân lực của toàn ngành.
Khoa học dữ liệu (Data science) là một lĩnh vực khoa học tập trung vào việc phát hiện, quản lý và phân tích dữ liệu nhằm dự báo các xu hướng tương lai và hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định cũng như chiến lược hành động. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Data science đang tăng cao chưa từng có, bởi nhiều công ty đang dần nhận thức rõ ràng hơn về giá trị to lớn của việc khai thác và phân tích dữ liệu trong các hoạt động kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến Khoa học dữ liệu trở thành một ngành học nổi bật và thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ.
Internet of Things (IoT) là một khái niệm công nghệ đề cập đến hệ thống mạng kết nối các thiết bị vật lý (“things”) với nhau thông qua Internet. Các thiết bị này có thể bao gồm các đồ dùng hàng ngày như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, các thiết bị gia dụng thông minh (như tủ lạnh, máy giặt), cảm biến và nhiều loại thiết bị khác. Chúng được trang bị với các cảm biến, phần mềm và kỹ thuật kết nối mạng, cho phép chúng thu thập, trao đổi dữ liệu và thậm chí là tương tác với nhau hoặc với người dùng mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người.
Mục tiêu của IoT là tạo ra một môi trường nơi mọi thứ xung quanh chúng ta, từ những vật dụng bình thường đến những hệ thống phức tạp hơn, đều có khả năng giao tiếp và tương tác thông minh. Điều này mở ra nhiều ứng dụng và lợi ích tiềm năng trong nhiều lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, sản xuất, quản lý tài nguyên và an ninh. IoT cũng đang thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh, nơi mà các hệ thống giao thông, quản lý năng lượng và các dịch vụ công cộng khác có thể được tối ưu hóa thông qua việc sử dụng dữ liệu từ hàng ngàn cảm biến kết nối.
Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) là một nhánh của Công nghệ thông tin tập trung vào việc tạo ra các hệ thống có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thông minh mà thông thường đòi hỏi sự suy nghĩ của con người. Điều này bao gồm các khả năng như học hỏi (learning), suy luận (reasoning), giải quyết vấn đề (problem-solving), nhận thức (perception), ngôn ngữ tự nhiên (natural language understanding), và thậm chí là sự sáng tạo.
Trí tuệ nhân tạo có ứng dụng rộng rãi, từ việc cải thiện khả năng cá nhân hóa trong dịch vụ khách hàng, đến việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất, phân tích dữ liệu y tế, và phát triển các hệ thống tự lái trong lĩnh vực ô tô. AI đang ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới hiện đại, với khả năng cải thiện hiệu suất, độ chính xác và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo đó, xu hướng việc làm trong nhóm ngành Công nghệ thông tin hiện nay đang tập trung vào các lĩnh vực trên và chịu sự chi phối của sự phát triển chung đó. Các vị trí công việc như phát triển phần mềm, khoa học dữ liệu, chuyên gia trí tuệ nhân tạo và học máy, quản lý IT, phân tích an ninh thông tin, kiến trúc sư hệ thống máy tính, kỹ sư độ tin cậy của trang web, và kỹ sư DevOps. Những vị trí này đều có mức lương trung bình cao và đều dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu trong những năm tới. Điều này phản ánh sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu ngày càng cao về chuyên môn trong lĩnh vực IT.
Trường Đại học Thành Đô đào tạo Kỹ sư công nghệ thông tin và Kỹ sư Công nghệ thông tin Codegym với chương trình chú trọng tính ứng dụng, thực hành. Chương trình đào tạo tập trung theo định hướng khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin và phát triển phần mềm – những chuyên ngành nằm trong xu hướng phát triển.
Từ nền tảng kiến thức của nhóm ngành Công nghệ thông tin, sinh viên TDD được tiếp cận từ căn bản đến chuyên sâu về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin, cập nhật các công nghệ mới như Big Data, IoT, Blockchain, Data Science, AI, Cloud trong chương trình học.
Một trong những lợi thế khi là sinh viên TDD đó là có cơ hội việc làm rộng mở nhờ những trải nghiệm sớm. Sinh viên sẽ trực tiếp tham gia những dự án liên quan được phối hợp triển khai các đơn vị đối tác doanh nghiệp. Sinh viên còn có cơ hội tham gia các chuyến thực tế và tham quan học tập tại các doanh nghiệp giúp sinh viên hiểu hơn về môi trường doanh nghiệp và hình dung được công việc của các chuyên gia IT trong tương lai. Bên cạnh đó, sinh viên Thành Đô tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp có lương ngay khi đang theo học mở ra nhiều cơ hội nâng cấp kiến thức, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp chuẩn bị vững vàng khi bước vào thị trường lao động.
Với quan điểm đào tạo sinh viên không chỉ vững kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua thực hành, thực nghiệp, Nhà trường còn khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng mềm và các kỹ năng công dân toàn cầu thông qua các chương trình đào tạo đặc thù và rèn luyện thông qua kiến tạo môi trường học tập, giải trí và phát triển cá nhân.
Trường Đại học Thành Đô tiếp tục dành các suất học bổng giá trị miễn 50-100% học phí cho các tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin trong thời gian theo học.
Năm 2024, Trường Đại học Thành Đô Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, B00, D01
Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
Cách 1: Trực tiếp tại Trường hoặc chuyển phát qua đường bưu điện
Văn phòng Trung tâm Tuyển sinh – Tầng 1, Nhà A, Trường Đại học Thành Đô
Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0934.078.668 – 024.33.861.601
Cách 2: Trực tuyến tại: Website: thanhdo.edu.vn hoặc Fanpage: Đại học Thành Đô
Không thể phủ nhận rằng Công nghệ Thông tin đã có sức ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của xã hội, cũng như trong cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công nghệ Thông tin chính là “chìa khóa” của sự thay đổi, là đòn bẩy tiếp tục giúp Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Công nghệ Thông tin có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội