Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; Hán-Việt: Nam Sa Quần đảo; bính âm: Nánshā Qúndǎo; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Ngày nay, quần đảo này đang ở trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ ở các mức độ khác nhau giữa 6 quốc gia, lần lượt là Brunei, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Danh sách thực thể chưa rõ quốc gia chiếm đóng
Các đảo trên sông Naf (Bangladesh, Myanmar) · Bãi Macclesfield (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Hoàng Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam) · Quần đảo Đông Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Sabah (Malaysia, Philippines) · Bãi cạn Scarborough (Philippines, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Trường Sa (Brunei, Malaysia, Philippines, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam)
Ngoài ra, nhiều ý kiến bạn đọc cũng đề nghị Tuổi Trẻ thông tin thêm về đảo Ba Bình để bạn đọc có đầy đủ thông tin về hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) nằm ở tọa độ 10°23 bắc, 114°22 đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, Trung Quốc và Đài Loan gọi đảo này là đảo Thái Bình (Taiping dao). Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía tây nam.
Theo học giả Vương Hồng Sển, tên của Ba Bình có thể bắt nguồn từ việc một vị quan cai trị người Pháp phải đặt mật hiệu cho hòn đảo này nhưng còn chưa nghĩ ra. Sau đó ông đặt tên cho nó theo tên hai người hầu ở trong nhà ông là chị Tư và chị Ba. Vì người Pháp không đọc âm "h" nên thành Itu Aba. Còn tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì cho biết tên Ba Bình do ông đặt, căn cứ vào những tài liệu ông có được.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, vào ngày 26-10-1946, lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10 đổ bộ lên Hoàng Sa.
Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên của quân Tưởng Giới Thạch tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa. Sau 1975 cho đến nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 21-1-2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình.
Được đi thăm Trường Sa là một trải nghiệm thú vị hiếm hoi mà không phải ai muốn cũng được. Theo con số mà quân chủng hải quân thông báo, năm 2012 là năm có nhiều đoàn tàu ra thăm Trường Sa nhất, chỉ có 18 đoàn (mỗi đoàn khoảng từ 100 đến dưới 150 người). Thời gian tầu đưa đoàn ra thăm Trường Sa nằm trong khoảng từ tháng 2 đến giữa tháng 6 (được lính hải quân gọi là “mùa tàu”) do đây là thời điểm ít có giông bão, sóng yên, biển lặng. Thời gian còn lại (từ giữa tháng 6 đến sau Tết Âm lịch) thì Quân chủng Hải quân vẫn thường xuyên đưa tàu hàng ra tiếp tế (nước, thực phẩm…) và thay quân (chủ yếu vào tháng 8) cho 33 điểm đảo của Trường Sa nhưng gần như không có đoàn thăm.
Chương trình thăm quan của mỗi đoàn luôn khác nhau và thường được gói gọn trong vòng 10 ngày với 10 điểm đảo, nhà giàn DK và gần như bao giờ cũng có đảo Trường Sa Lớn. Theo quan sát của mình thì lính trên đảo chìm (Đảo Đá Nam, Đảo Đá Lớn, Đảo Thuyền Chài, Đảo Cô Lin, Đảo Len Đao, Đảo Tiên Nữ, Đảo Núi Le, Đảo Tốc Tan, Đảo Đá Đông, Đảo Đá Tây, Đảo Đá Lát và Đảo Đá Thị) bao giờ cũng vất vả và khó khăn hơn lính trên đảo nổi (Đảo Trường Sa, Đảo An Bang, Đảo Trường Sa Đông, Đảo Sinh Tồn Đông, Đảo Phan Vinh, Đảo Song Tử Tây, Đảo Nam Yết, Đảo Sinh Tồn và Đảo Sơn Ca) và đương nhiên là lính nghĩa vụ, hạ sỹ quan bao giờ cũng khó khăn hơn so với sỹ quan.
Trở lại với câu hỏi của hầu hết những người sắp đi Trường Sa: Mang theo những gì khi đi và có thể mang gì về đất liền?
Khi được thông báo chuẩn bị tham gia đoàn thăm Trường Sa, bạn nên hỏi kỹ những người phụ trách đoàn để nắm rõ tính chất của đoàn, thành phần của đoàn cũng như việc chuẩn bị của đoàn để sự chuẩn bị của cá nhân không trùng với chuẩn bị của đoàn để tránh lãng phí.
* Với những người có tiền sử bệnh cần thuốc đặc trị riêng thì việc chuẩn bị thuốc riêng để mang theo là điều bắt buộc, quân y trên tàu sẽ chỉ có thể đáp ứng một số loại thuốc thông thường mà thôi.
* Với thời gian 10 ngày trên tàu thì bạn có thể tự tính được lượng quần áo cần thiết phải mang đi theo yêu cầu của chính mình. Với cá nhân tớ thì chỉ cần 03 bộ quần áo dài và khoảng 05 bộ quần áo lót vì vẫn có thể tắm giặt hàng ngày trên tầu (tất nhiên, bạn luôn được khuyến cáo là cần phải sử dụng tiết kiệm nước). Ngoài ra, những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu, dầu gội và dầu tắm…là những thứ mà bạn cũng nên chuẩn bị cho chính mình.
* Bạn sẽ được các chiến sỹ hải quân trên tàu phục vụ ăn uống chu đáo (04 bữa/ngày với suất ăn lên tới 176.000đ/ngày) nên nếu không phải là người kén ăn thì không có gì phải lo lắng cả. Bạn cũng có thể đem theo chè (trà), café hay rượu ngon để đối ẩm với bạn bè trên tàu khi ngắm biển buổi sáng hay ngắm trăng khuya J.
* Trong thời gian đi trên biển thì việc liên lạc qua điện thoại di động sẽ bị gián đoạn. Bạn sẽ chỉ có thể liên lạc được mỗi khi tàu gần đến khu vực đảo hoặc nhà giàn có lắp trạm BTS để thu phát sóng và bạn sẽ chỉ có thể sử dụng được mạng Viettel.
* Do yêu cầu di chuyển liên tục nên bạn sẽ được khuyến cáo mang dép có quai hoặc giầy đế bằng có buộc dây. Các thiết bị giải trí cá nhân nên nhỏ gọn để đỡ tốn quá nhiều diện tích (kindle, ipod, ipad….hoặc một vài cuốn sách mà bạn yêu thích). Máy ảnh và máy quay phim là những vật dụng bạn nên mang theo để ghi lại những khoảnh khắc mà bạn khó có điều kiện gặp lại. Và tốt nhất thì nên dùng loại có pin sạc, thời gian sử dụng lâu. Với máy ảnh thì sau thời gian đi Trường Sa về, tớ khuyến cáo bạn nên mang đi vệ sinh lại máy và ống kính để tránh hỏng hóc về sau do hơi nước biển xâm nhập.
* Bạn cũng nên ghi chép lại lịch trình, cảm nghĩ hay cảm xúc của mình hoặc có thể đem theo 01 máy ghi âm để có thể ghi lại bất cứ những gì mình nghĩ trong những điều kiện ghi chép khó khăn.
* Đời sống vật chất của những người lính đảo hiện nay đã khá hơn rất nhiều nhưng đời sống tinh thần thì đã và sẽ luôn luôn thiếu thốn. Có 04 thứ mà người lính đảo rất quý trọng là: Mưa (đem lại nước ngọt); văn công; thư nhà và rau xanh. Vì vậy,quà của các đoàn trong đất liền đem ra Trường Sa thường là sách báo, lương thực phẩm và bao giờ cũng phải có văn công. Bạn cũng có thể đem theo thẻ Viettel để tặng cho các chú lính trẻ trên đảo chìm.
* Chỉ có các đảo nổi có diện tích lớn như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và Sinh Tồn là có các hộ dân sinh sống. Các hộ dân ra sinh sống ngoài đảo với thời hạn 05 năm và được bao cấp toàn bộ nên đời sống vật chất cũng không quá khó khăn. Nghe một vài thành viên trong đoàn đi gặp gỡ và nói chuyện với các hộ dân trên đảo cho biết thì bên cạnh việc trợ cấp và trả lương cho các hộ dân tham gia vào các công việc dân sự trên đảo ở mức trung bình từ 14 triệu/tháng/hộ thì các hộ dân cũng nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các đoàn ra thăm đảo cũng như của bộ đội trên đảo. Hiện nay đã có 03 ngôi chùa trên đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây do doanh nghiệp Xuân Trường xây dựng. Đợt vừa rồi trong đoàn của mình có 02 người của doanh nghiệp Xuân Trường cùng đi để tiến hành đo trắc địa nhằm chuẩn bị cho việc tiếp tục xây chùa ở trên đảo Sơn Ca, đảo Nam Yết.
* Hầu như ai đến thăm các điểm đảo của Trường Sa đều muốn mang về một thứ gì đó làm kỷ niệm như: Ốc, sò, quả (hoặc cây) bàng vuông, cây phong ba, cây bão táp….thế nhưng người thì đông mà quà mang về thì ít. Nhiều trái bàng vuông còn chưa kịp già đã bị bứt khỏi cành để mang về đất liền. Vỏ ốc, vỏ sò cũng không phải luôn có sẵn trên đảo và để có được những chiếc vỏ ốc, vỏ sò đẹp thì những người lính trên đảo cũng đã phải gia công rất vất vả. Vậy thì có thể mang thứ quà gì về đất liền, ngoài những bức ảnh hay clip video mà bạn chụp? Có một vài gợi ý mà các thành viên trong đoàn đi của tôi đã thực hiện:
– Thông thường bạn sẽ được phát 01 cuốn sổ ghi lịch trình các điểm đảo mà bạn sẽ đến. Với cuốn sổ đó bạn có thể nhờ Trưởng đảo ký và đóng dấu ở mỗi điểm đảo mà bạn đến, cuốn sổ đó sẽ là một kỷ niệm tinh thần thú vị. Trong trường hợp không được phát thì bạn cũng có thể tự tạo cho mình 1 cuốn sổ như thế chứ nhỉ? J
– Hay một hình thức khác tương tự thế như: Một vài thành viên của đoàn của tớ đã lấy 01 chiếc áo đồng phục của đoàn ra và xin chữ ký của các anh lính trên đảo, ghi rõ ở đảo nào…01 chiếc áo có chữ ký tặng của những người lính trên các điểm đảo nơi bạn đi qua cũng là một kỷ niệm tinh thần đáng quý.
– Trên đảo Trường Sa Lớn có 01 ngôi chùa và vị trụ trì cũng là người viết chữ thư pháp khá đẹp. Bạn có thể kiếm 01 viên đá san hô (ở trong Nhà khách Thủ Đô trên đảo có sẵn, hoặc bạn có thể nhờ những người lính đảo kiếm giúp ở ven bờ kè) và nhờ sư thầy viết chữ, đóng dấu của chùa trên viên đá đó. Đây cũng là một món quà tinh thần khá độc đáo. Hoặc bạn có thể chuẩn bị sẵn từ nhà một tờ phướn có ghi 14 lời răn của Phật (hay đại loại thế) rồi nhờ sư thầy trụ trì ký tặng, đóng dấu.
Các bạn có thể theo dõi thông tin bằng hình ảnh dưới đây nhé
Có tên trong danh sách tới Trường Sa, bạn mừng húm! Nhưng rồi cảm giác đó qua dần đi để thay bằng sự lo lắng. Lo chứ. Vì lần đầu tiên bao giờ chẳng hồi hộp. Tôi cũng vậy. Tôi cũng lo cho lần đầu tiên của mình.
Thế là. Việc đầu tiên tôi lên mạng tìm hiểu tất cả thông tin về việc chuẩn bị cho một chuyến Trường Sa. Rồi hỏi han những người bạn đã từng đi Trường Sa như APN, Thiềm Thừ…, đăng bài lên facebook để chờ được chia sẻ. Rất nhiều ý kiến bổ ích được thu lượm từ việc chuẩn bị đó. Và giờ tôi đã trở về, cũng có đủ trải nghiệm để gạch ra một vài đầu dòng.
Điều bạn cần chuẩn bị là SỨC KHỎE. Không cần nói là sức khỏe cho cả một Hành trình hơn 10 ngày trên biển với 1200 hải lý mà sức khỏe để bắt đầu chuyến đi. Trong đoàn của tôi đã có nhiều bạn rơi rớt lại, không tham gia được vì ốm trước khi khởi hành. Thật đáng tiếc phải không. Còn khi lên tàu, bạn có khật khừ một chút thì cũng không lo. Vì khi tham gia Hành trình bạn sẽ tự thấy mình khỏe lên, quên đi ốm đau.
Tất nhiên có một vài trường hợp nằm bẹp gần như suốt Hành trình vì say sóng. Đó là điều đáng tiếc thứ hai nếu bạn không có sức khỏe. Nếu bạn chỉ lên tàu để cho những cơn say sóng hành hạ thì thà… ở nhà cho nó lành.
Bạn cần sức khỏe bởi vì, ngoài biển nắng mưa rất thất thường. Bạn hoàn toàn có thể đón nhận những cơn mưa rào khi đang ngồi trên cano để vào các đảo chìm. Và thế là ướt sũng. Một lúc sau lại có nắng to. Đại loại là thời tiết khá thất thường.
Bạn cần sức khỏe để kịp nhảy lên cano, leo lên nhà giàn. Để có thể đi vòng quanh các đảo nổi. Và hơn tất cả để bạn có thể hỏi thăm, động viên được nhiều hơn những người chiến sĩ.
Thứ hai là sự CẨN THẬN. Bạn mang được Sức Khỏe đi rồi mà quên mang cẩn thận thì coi chừng bạn sẽ bị rớt lại đó. Ví dụ: Trong đoàn của tôi, đêm hôm trước khi khởi hành, có một chị tên D. ra đường phố Sài Gòn chơi và bị giật đồ… Đồ thì không mất nhưng mặt mũi chân tay sưng vù. Hệ quả là mang theo vết thương trong suốt cả Hành trình. Rồi một bạn nữa cũng lơ ngớ bị giật hết điện thoại máy ảnh trước khi đi có một ngày. Và hệ quả là không có những công cụ cần thiết cho chuyến đi hiếm có này. Cẩn thận cần cho bạn, hay ít nhất là cho tôi. Vì tôi chưa một lần đi biển dài ngày. Chưa bao giờ đối mặt với con sóng lớn. Chưa bao giờ ngồi cano… Nói chung bạn phải hiểu trên biển là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Kinh nghiệm của bạn là con số O. Thì điều bạn phải làm là tuân thủ mọi quy định được ban hành và khuyến cáo của thuyền trưởng và các thủy thủ. Ví dụ đừng lang thang trên boong tàu làm thơ trong cơn giông… kẻo bạn sẽ rơi bõm xuống biển mà không ai hay biết. Rồi sẽ dập dềnh, dập dềnh mãi. Bạn cũng đừng chứng tỏ bản lĩnh khi không thèm mặc áo phao khi lên xuống xuồng. Bạn cũng chẳng cần tỏ ra tài giỏi khi đứng trên cano đang lướt sóng để chụp ảnh hoặc tạo dáng. Tất cả điều bạn cần làm là hãy cẩn thận và làm theo lời các thủy thủ.
TIỀN. Bạn có cần tiền khi ra các đảo? Trong suốt Hành trình hơn 10 ngày, trong ví tôi chỉ có đúng 600.000 đồng. Và cầm đi bao nhiều thì cầm về cũng bấy nhiêu. Ở Trường Sa không có ai bán để bạn mua. Và cũng không có ai mua để bạn bán. Thế nên bạn cầm nhiều tiền đi… đích thị bạn là con bạc. Hehe. Có nhiều bác mất bạc triệu vì nhiều khi cơn giông lên, tàu phải neo ngoài đảo chờ thời tiết đẹp để vào, trong phòng các bác buồn tình phải đan quạt.
QUẦN ÁO. Tất nhiên là bạn nên mang theo đủ 12 bộ đồ để mỗi ngày thay một bộ thì tốt. Còn không thì 6 bộ để 2 ngày một bộ. Hoặc có khi là 3 bộ để 4 ngày một bộ… Tùy theo sở thích.
Bạn nên mang những quần áo mau khô là tốt nhất. Quần lót có thể mua loại quần giấy, mặc xong rồi bỏ cho tiện. Còn lại trên tàu cũng có chỗ giặt, nhưng bạn đừng ham giặt đồ, kẻo sạch quá lại hết cả nước uống đó. Và cũng ít người để ý để độ sành điệu của bạn khi ra đảo đâu. Khi ở tàu bạn có thể mặc quần soocj, áo cộc, nhẹ nhàng. Nhưng khi lên đảo tuyệt đối bạn phải ăn vận một cách lịch sự. Đơn giản đó là sự tôn trọng đối với các chiến sĩ. Nếu bạn sẹc xi cũng được, không ai cấm, nhưng có lẽ nên để lúc khác. Nếu cẩn thận bạn nên mang theo áo mưa hoặc áo gió có khả năng chống thấm nước. Vì khi tăng bo lên cano để vào các đảo chìm, bạn hoàn toàn có thể gặp mưa giông hoặc sóng biển tạt nước vào người. Sẽ rất khó chịu khi bạn nhớp nháp để vào đảo.
Khi lên tàu bạn sẽ được phát một dép rọ nhựa bộ đội. Nên đi lại dép này thay cho tất cả loại dày dép bạn dự định mang theo. Bạn được phát mũ cối. Nhưng nên chuẩn bị mũ mềm cho tiện dụng.
ĐỒ ĂN. Hiện các tàu, bạn có 4 bữa. Sáng 6h, trưa 10 hơn. Chiều 18h và đêm 22h. Bữa sáng và bữa đêm có cháo, bánh đa, mì tôm, chè. Bữa ăn trưa và chiều có cơm, canh củ, rau, cà, thịt lợn, cá, thịt gà… nói chung. Nếu không quá khắt khe chuyện ăn uống thì bạn không phải mang theo đồ gì ăn cả. Tất nhiên nếu có điều kiện bạn nên mang theo hoa quả tươi-Đó sẽ là đồ quý hiếm khi lên tàu. Bên cạnh đó bạn có thể mang đồ hộp tùy thích, ruốc (chà bông), mì tôm, vừng và khoai. Mang khoai để phòng khi say sóng bạn có thể nhờ nhà bếp nướng để ăn tạm.
ĐỒ UỐNG. Trên tàu có nước uống với ba chế độ. Nóng. Lạnh. Nguội. Bạn có thể mang theo nước uống của mình. Điều đó tùy thích. Thậm chí có thể mang theo chút rượu. Để khi nào say sóng, uống rượu vào cho say luôn một thể. Coi như dĩ độc trị độc.
THUỐC MEN. Tôi mua thuốc đau đầu và đau bụng khi lên tàu. Nhưng cuối cùng thì tôi bị đau họng! Nhưng bạn đừng lo lắng vì trên tàu có quân y. Và thực ra, ra biển khơi không khí rất trong lành. Bạn có cơ hội khỏe lên. Bạn chỉ nên mang theo những thuốc đặc biệt, ví dụ bị cao huyết ấp, hen suyễn… hay gì gì đó. Vì chỉ có bạn mới biết bệnh của mình.
MÁY ẢNH. MÁY QUAY. Điều này thì thật sự rất cần cho một chuyến đi mà bạn sẽ khó có cơ hội đi lần thứ hai. Nhiều người lo ngại nước biển sẽ làm hỏng các thiết bị điện tử. Điều lo ngại đó là có thật. Trong đoàn của tôi nhiều bạn đã bị hỏng điện thoại vì sóng biển tạt nước vào. Cuối Hành trình, nhiều anh bạn trong đoàn đã kêu trời vì ống kính bị mốc, hay máy bị chập chờn, lúc chụp được, lúc không. Nói chung khả năng hỏng hóc là cực kỳ cao. Nhưng bạn có 2 lựa chọn, một là không mang máy móc theo rồi về xin ảnh. Lựa chọn thứ hai là mang theo và tự túc có những bức ảnh hay cảnh quay cực quý cho riêng mình. Vì công việc, tôi có mang theo máy ảnh, điện thoại có thể quay video và cả laptop, usb Viettel 3G ( về vụ Viettel 3G tôi sẽ có một bài riêng). Hiện giờ, tất cả các thiết bị đó chưa bị hỏng hóc gì. Tôi chụp nhiều ảnh, quay video một vài địa điểm. Đặc biệt là đến cuối Hành trình có nhiều bác mang ổ cứng di động đến để… xin TẤT cả số ảnh tôi đã chụp. Tất nhiên tôi phải khất, và chỉ cho họ những bức ảnh kỷ niệm tôi chụp họ thôi. Khổ thế đấy.
Nguồn: http://phairzios.blogspot.com/2012/06/bai-2-ban-can-chuan-bi-gi-cho-chuyen-i.html