Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng trong cán cân thương mại với các đối tác lớn. Việt Nam xuất siêu hàng hóa sang Mỹ đạt 68,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất siêu sang EU cũng đạt mức 23,6 tỷ USD, tăng 22%, và xuất siêu sang Nhật Bản đạt 1,7 tỷ USD, tăng 30,5%.
Mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ
Trong tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU đạt 55,2 triệu USD, giảm 26,4% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này đạt khoảng 133,2 triệu USD, giảm 37,1% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU nhận được nhiều ưu đãi về thuế suất, tuy nhiên những tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng cũng như chứng minh xuất xứ mà phía thị trường này đặt ra là việc không dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường Châu Âu.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU không thể thiếu các mặt hàng dệt may. EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước (năm 2021). Các sản phẩm dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ được áp dụng thuế suất 0% bởi hiệp ddiejnh EVFTA.
Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang 26/27 thị trường thuộc Khối EU, trong đó, Đức, Hà Lan, Pháp và Bỉ lần lượt là 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 72,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Đáng chú ý, 9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng dệt may được Việt Nam xuất sang EU đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, như Đức tăng 50,6%, Hà Lan tăng 58,2%, Pháp tăng 37,5%, Bỉ tăng 37%.
Giày dép cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU. Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam được cải thiện và tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, quý 1/2021 đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất khẩu mặt hàng giày dép sang các thị trường thuộc khối EU đều tăng, trong đó Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3%, Tây Ban Nha tăng 39,2%...
Sự tăng trưởng này nhờ vào lộ trình cắt giảm thuế quan của EU dành cho giày dép Việt Nam khá nhanh và sâu. Toàn bộ các dòng hàng giày dép được cắt giảm thuế suất về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, một số mặt hàng cơ bản được cắt giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng khác có lộ trình cắt giảm dài hơn nhưng cũng chỉ từ 3-7 năm. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi khi EVFTA có hiệu lực.
Thủy hải sản cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang EU. Thị trường Châu Âu là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020, đưa EU vào vị trí thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU được kể đến như là:
Tôm: Năm 2021, xuất khẩu tôm đạt 613,136 triệu USD, tăng 18.6% so với năm 2020 (517,108 triệu USD). Trong đó, tỉ trọng xuất khẩu sang Hà Lan tăng 10%, xuất khẩu sang Đức tăng 25% và xuất khẩu sang Bỉ tăng 19%.
Cá ngừ: Năm 2021, tỉ trọng xuất khẩu tăng 13,4%, tăng 6,4% so với năm 2020. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng được sản xuất từ cá ngừ tăng mạnh, trong đó cá ngừ tươi lại có dấu hiệu giảm.
Cá tra: Là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây tỉ trọng xuất khẩu cá tra bị giảm sút. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của cá tra chỉ đạt 106.190 triệu USD, giảm gần 17% so với cùng kì năm 2020. Nguyên nhân do sự cạnh tranh của mặt hàng này tại EU khá lớn, lượng tiêu thụ cá tra ở thị trường các nước trong khối EU cũng chưa tăng.
Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép từ Việt Nam sang EU đạt 713.000 tấn, tăng gấp 5 lần so với cùng kì năm ngoái. Chỉ sau hơn 5 tháng, sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng hơn gấp đôi so với lượng xuất khẩu của cả năm ngoái (chỉ đạt 309.000 tấn, trị giá 235,5 triệu USD).
Sắt thép cũng nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, nguồn: Sưu tầm
Mặt hàng máy tính, linh kiện và sản phẩm điện tử.
Mặt hàng máy tính, linh kiện và sản phẩm điện tử là các mặt hàng không thể thiếu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong 10 tháng của năm 2022, xuất khẩu máy tính và sản phẩm điện tử sang thị trường EU đạt trên 5,43 tỷ USD, tăng 12,96% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 11,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số chủng loại máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu sang EU đạt kim ngạch cao gồm có: Màn hình các loại; Máy in, máy photocopy và linh kiện; Máy tính xách tay, máy tính bảng; Bộ nhớ; Bộ vi xử lý; Thiết bị âm thanh; Máy scan, máy quét; Card các loại và linh kiện; Thiết bị chuyển đổi tín hiệu; Đi ốt - thiết bị bán dẫn; Ổ đĩa vi tính…
EU hiện là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của nước ta. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong đó có máy móc, thiết bị đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam sang EU đạt hơn 4,05 tỷ USD, tăng 46,83% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng tới 10,62% trong tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường này cả năm 2022 đạt khoảng 4,86 tỷ USD, tăng mạnh 76,2% so với năm 2021.
Trong khối thị trường này, Hà Lan là thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của nước ta đạt hơn 1,63 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022, tăng mạnh 61,99% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 34,62% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang EU. Tiếp đến là Đức với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 đạt hơn 1,34 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 28,49% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang EU.
Để các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thuận lợi, các doanh nghiệp cũng cần hợp tác với doanh nghiệp vận chuyển uy tín. InterLOG tự hào là doanh nghiệp với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và giao nhận vận tải hàng hóa. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm sẽ sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ với quý khách hàng.
Liên hệ ngay với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết: TẠI ĐÂY
Trong danh sách TOP 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, chiếm 39,5% tổng lượng xuất khẩu, với sản lượng 2,29 triệu tấn tiếp đến là Philippines và Malaysia, Ghana, Cuba, Băngladesh, Bờ biển ngà, Iraq, Singapore, Hồng Kông.
Năm 2017, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường Châu Á chiếm 68,41% tổng lượng gạo xuất khẩu, tiếp đến là thị trường Châu Phi chiếm 14,93% và thị trường Châu Mỹ chiếm 6,54%, Châu Đại Dương chiếm 5%.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% tổng lượng xuất khẩu, đạt 2,29 triệu tấn.
Các thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 thuộc về Philippines và Malaysia với sản lượng lần lượt 552,9 nghìn tấn, tăng 40% so với năm 2016; sang Malaysia đạt 532,2 nghìn tấn, tăng 97,3%.
Năm 2017, xuất khẩu gạo đã thành công trong tăng trưởng trở lại ở các thị trường Nam Á là Bangladesh và Iraq.
Tính chung 2 thị trường này, xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt khoảng 16,1 nghìn tấn thì năm 2017 đã đạt 373,5 nghìn tấn. Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Ghana, Cuba, Bờ Biển Ngà, Singapore, Hồng Kông.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Xuất khẩu gạo những tháng đầu năm 2017 gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt trên thị trường cả về giá cả và yêu cầu chất lượng trong khi các thị trường nhập khẩu lớn tiếp tục tăng cường thực hiện chính sách tự cung lương thực, đa dạng hóa nguồn cung.
Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm giữa tháng 5/2017, xuất khẩu gạo đã duy trì xu hướng tích cực do tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại. Thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã làm sản lượng lúa gạo giảm mạnh tại một số nước, kéo theo nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh.
Kết thúc năm 2017, kim nxuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị giá đạt khoảng 2,62 tỷ USD, tăng 21,2%. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9 USD/tấn, tăng 0,7%, tương đương mức tăng 3 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016.