Toán Đố Lớp 2 Có Lời Giải

Toán Đố Lớp 2 Có Lời Giải

Tổng hợp các nội dung ôn tập bám sát chương trình học lớp 10 đi kèm giải thích chi tiết, được cập nhật thường xuyên, liên tục giúp các em nâng cao kĩ năng làm bài và đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra, đánh giá của mình.

Bài tập tình huống thanh toán quốc tế

Một số bài tập tình huống thanh toán quốc tế cơ bản bao gồm:

Trong phương nhờ thu kèm chứng từ, trên B/L thường được ghi như thế nào trong ô consignee:

a. Consignee: To order of Collecting Bank.

b. Consignee: To Collecting Bank.

c. Consignee: To Drawee (Importer).

Thứ nhất, đây là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, mà chứng từ lại đại diện cho hàng hóa, nên để kiểm soát được hàng hóa, nhà xuất khẩu không nên lấy B/L loại "Consignee: To Drawee (Importer)".

Vì quy định như vậy, nếu nhà nhập khẩu không trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền và không nhận bộ chứng từ, thì nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý hàng hóa, vì chỉ có nhà nhập khẩu mới có quyền hợp pháp nhận được hàng.

Thứ hai, B/L quy định "Consignee: To Collecting Bank". Muốn được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Nếu không, ngân hàng thu hộ sẽ được miễn trách nhiệm xử lý hàng hóa mà không chịu trách nhiệm gì. Hơn nữa, đây là B/L đích danh nên việc chuyển giao hàng hóa cho người khác (cho nhà nhập khẩu) phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về hành vi ủy quyền nhận hàng trong ngoại thương.

Thứ ba, B/L quy định "Consignee: To order of Collecting Bank". Cũng như trường hợp trên, để được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Vì đây là vận đơn theo lệnh nên việc chuyển nhượng vận đơn bằng thủ tục ký hậu là rất đơn giản và phổ biến.

Chính vì vậy, trong nhờ thu kèm chứng từ, B/L thường quy định theo trường hợp a.

Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với điều kiện trao chứng từ là D/A. Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp nhận thanh toán và ngân hàng A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng.

Đến hạn thanh toán, người mua không thanh toán, hỏi trách nhiệm thanh toán của ngân hàng A (ngân hàng thu hộ) là như thế nào?

Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm trả thay, vì cam kết thanh toán là của khách hàng (người nhập khẩu). Tuy nhiên, nếu ngân hàng thu hộ đã bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu và đã gửi thông báo bảo lãnh đó cho ngân hàng nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ phải thanh toán vô điều kiện khi nhờ thu đến hạn, mà không cần biết đến thiện chí hay năng lực thanh toán của khách hàng.

Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ 509 thanh toán theo điều kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A. Hỏi:

a. Người ủy thác (người xuất khẩu) phải lập bộ chứng từ như thế nào?

b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?

a. Để phù hợp với quy định của Lệnh nhờ thu, người ủy thác pháp lý chứng từ, trong đó:

- Hóa đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu,

- Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hóa đơn; và 01 hối phiếu kỳ hạn để chấp nhận với 50% giá trị hóa đơn.b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện trả ngay 50% giá trị hóa đơn và đã ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn 50% giá trị hóa đơn.

Chữ ký của người ký phát hối phiếu có phải đăng ký không? Đăng ký ở đâu? Cách thức kiểm tra như thế nào?

a. Đối với các pháp nhân: Chỉ có những người có thẩm quyền theo quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, thay mặt pháp nhân đó thì mới có quyền ký phát hối phiếu.

b. Đối với các thể nhân: Không cần đăng ký chữ ký, nhưng phải đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Tùy theo uy tín và mức độ tin cậy của hai bên, mà khi ký hối phiếu có cần người làm chứng hay không. Người làm chứng uy tín và phổ biến ngày nay đó là các luật sư hay công chứng viên.

Lệnh nhờ thu quy định phí nhờ thu bên nào bên ấy chịu, nhưng người nhập khẩu từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?

Nếu Lệnh nhờ thu quy định rằng phí và/hoặc chi phí nhờ thu do Người trả tiền chịu, mà không nói rõ là có được miễn hay không, nhưng Người trả tiền từ chối thanh toán, thì, Ngân hàng thu hộ có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy từng trường hợp, mà không thu các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu như đã yêu cầu.

Bất kỳ khi nào, khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu được miễn, thì chúng sẽ được tính cho bên mà từ đó nhận được Nhờ thu gửi đến và sẽ được khấu trừ vào số tiền thanh toán.

Nếu Lệnh nhờ thu quy định phí bên nào bên ấy chịu (SHA) và không ? được miễn, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?

Khi Lệnh nhờ thu nói rõ rằng các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu không được miễn nhưng Người trả tiền lại từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ sẽ không trao chứng từ và không chịu trách nhiệm gì về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc chuyển giao chứng từ.

Khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu bị từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ phải không chậm trễ thông báo bằng viễn thông, hoặc nếu không thể, thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác cho ngân hàng mà từ đó nhận được Lệnh nhờ thu gửi đến.

Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ, ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng phát hành LC và chỉ định người thụ hưởng ghi ở mặt trước hối phiếu là chính mình. Là cán bộ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, bạn sẽ làm gì?

Sẽ là vô cùng sai lầm nếu cán bộ ngân hàng im lặng và chuyển bộ chứng từ cùng hối phiếu đi đòi tiền nước ngoài mà không có khuyến cáo gì đối với khách hàng. Vì hối phiếu chỉ định người thụ hưởng là người xuất khẩu, mà người này lại không có tài khoản ở nước ngoài, thì ngân hàng nước ngoài biết trả tiền cho ai? Do đó, nhà xuất khẩu sẽ không lấy được tiền, chừng nào hối phiếu chưa được xuất trình lại cho phù hợp.

Để xuất trình hối phiếu phù hợp, hầu hết các câu trả lời đều cho rằng, cán bộ ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký phát lại hối phiếu và chỉ định ngân hàng phục vụ khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Làm như vậy là không sai, nhưng có thể làm cách khác đơn giản hơn, đồng thời phản ánh được bản chất của quan hệ hối phiếu, đó là: "Nhà xuất khẩu chỉ việc ký hậu hối phiếu chuyển nhượng cho ngân hàng phục vụ mình".

Hy vọng bài chia sẻ về Bài Tập Thanh Toán Quốc Tế Có Lời Giải của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuất nhập khẩu Lê Ánh nhé.

Các Loại Điện MT (Message Type) Trong Thanh Toán Quốc Tế

Hối Phiếu Là Gì? So Sánh Hối Phiếu Và Lệnh Phiếu

CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC

Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế

Từ khóa: bài tập thanh toán quốc tế, bài tập cán cân thanh toán quốc tế, bài tập thanh toán quốc tế tỷ giá hối đoái, giải bài tập thanh toán quốc tế, bài tập môn thanh toán quốc tế, bài tập thanh toán quốc tế có lời giải, các dạng bài tập thanh toán quốc tế, bài tập các phương thức thanh toán quốc tế, bài tập tình huống thanh toán quốc tế, bài tập về thanh toán quốc tế

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội hay theo hình thức online: 0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Chia sẻ rất chân thực ngay sau khi học xong môn này:

Đây là một phần được sinh viên đánh giá là “đáng sợ” nhất của kì thi. Đừng lo lắng, bộ tài liệu 👇👇👇chắc chắn sẽ giúp em “phấn chấn” ngay thôi:

Tổng hợp các dạng câu hỏi lý thuyết hay gặp trong đề thi:

Tổng hợp lý thuyết qua bài học từng chương (chức năng tuyệt vời của facebook):

Tổng hợp lý thuyết với ghi lớp thầy Phương Linh:

1. Giải chi tiết sách bài tập Nguyên lý kế toán NEU

2. Đề thi mới nhất tháng 6 năm 2019:

=> Giải chi tiết tất tần tật đề thi tháng 6.2019 và tháng 12.2018 tại sách biên soạn bởi anh/chị NEU shares màu hồng – bán tại Photocopy Tuấn Hùng

💓Video 1: Các phản ánh lên tài khoản kế toán (

💓Video 2: Chiết khấu người bán (

💓Video 3: Chiết khấu được hưởng (

💓Video 4: Lỗi sai nghiêm trọng khi học NLKT-Phần 1 (

Lỗi sai nghiêm trọng khi học NLKT-Phần 2 (

💓Video 5: Chi phí vận chuyển – Phần 1 (

💓Video 6: Chiết khấu thương mại (

💯💯 CAM KẾT thông não môn Nguyên lý kế toán 💯💯

👉 Chị gửi các em link trải nghiệm

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TỐT DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN

Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn. Đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức được thế giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.

Trong chương trình môn Toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.

Chính vì vậy, việc đổi mới  phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh.

Việc dạy giải toán có lời văn là một bộ phận quan trọng trong chương trình toán tiểu học, là một công việc hàng ngày của GV và HS. Những bài toán được giải theo những yêu cầu riêng của đề bài, tạo điều kiện cho HS suy nghĩ để giải đúng. Thông qua việc dạy giải toán có lời văn sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và làm việc một cách khoa học. Bởi vì khi giải toán, HS phải biết tập trung chú ý vào bản chất của đề toán, phải biết gạn bỏ những cái thứ yếu, biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải biết phân tích để tìm ra những đường dây liên hệ giữa các số liệu…. Nhờ đó mà đầu óc các em sáng suốt hơn, tinh tế hơn, tư duy của các em sẽ linh hoạt hơn, chính xác hơn. Cách suy nghĩ và làm việc của các em sẽ khoa học hơn. Việc giải toán còn đòi hỏi HS phải tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính và kiểm tra lại kết quả. Do đó giải các bài toán có lời văn là cách tốt nhất để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận chu đáo, tính chính xác cho HS. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt..., góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó của học sinh.

Vì những tác dụng to lớn nói trên mà mỗi HS đều phải ra sức rèn luyện để giải toán cho tốt. Điều đó không những  giúp các em học giỏi toán mà nó còn giúp các em học giỏi tất cả các môn học khác.

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 4, tôi nhận thấy việc HS học toán và giải toán có lời văn đạt chất lượng chưa cao. HS còn lúng túng trong việc xác định và tóm tắt đề toán, đặt lời giải chưa sát với yêu cầu của đề…

Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài : MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TỐT DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN để nghiên cứu và thực hiện trong năm học này.

* Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Số 1 Duy Vinh.

* Phạm vi nghiên cứu : Chương trình Toán lớp 4, trọng tập là hai dạng "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”

Trong hệ thống giáo dục có một bậc học được coi là nền móng đó là bậc Tiểu học. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong việc giảng dạy các môn học theo quy định của Bộ GD & ĐT, môn học nào cũng quan trọng, nó có tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Trong các môn học đó, môn Toán là một môn học có vị trí quan trọng. Đặc biệt là việc giải toán có lời văn, bởi lẽ giải các bài toán có lời văn sẽ có tác dụng to lớn và giáo dục toàn diện như : Củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về số học, đo lường, yếu tố đại số, các yếu tố hình học đã được học trong môn Toán tiểu học. Hơn thế nữa, phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học ở tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán. Bởi vậy, việc giải các bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng có một tầm quan trọng rất lớn.Qua kết quả học tập về giải toán có lời văn của học sinh từ những năm học trước, từ đầu năm học 2011–2012 , tôi đã chú ý tìm hiểu về khả năng giải toán có lời văn của học sinh, tôi nhận thấy còn không ít em học chưa tốt về dạng toán này. Từ những hạn chế tâm lí lứa tuổi, từ tình hình nhận thức của học sinh trong lớp, tôi luôn trăn trở tìm cách cải tiến phương pháp dạy bộ môn Toán.

Với lòng say mê tìm tòi học tập cộng với sự yêu thích môn Toán đã hướng tôi đến với đề tài này. Hơn nữa trong quá trình dạy học, tôi thấy phần giải toán có lời văn chiếm thời gian tương đối nhiều nhưng thực tế việc dạy và học giải toán có lời văn vẫn chưa đạt được kết quả cao. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán, vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.

Đối với nhận thức của học sinh tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, đa số các em giải toán có lời văn còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó vẫn là do các em thường vội vàng hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề, đôi khi chưa hiểu rõ đề bài nên dẫn đến kết quả nhiều lúc bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đầy đủ.

Bên cạnh đó, cũng còn một nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lý lứa tuổi. Các em thích giống bài của bạn, không tin tưởng vào bài của chính mình nên dẫn đến những sai sót giống nhau. Thậm chí có khi  làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi, chụp lại sao cho giống của bạn. Đây là do các em thiếu cơ sở lí luận, không tự tin vào khả năng của mình.

Trong những năm dạy học ở trường tiểu học, có một vấn đề khiến tôi phải trăn trở băn khoăn và suy nghĩ rất nhiều đó là làm thế nào khắc phục được tình trạng học sinh trong cùng một lớp nhưng trình độ nhận thức lại không đồng đều. Cùng một vấn đề do giáo viên đưa ra, có em nắm bắt rất nhanh, say sưa hứng thú bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề nhưng cũng có em thì ngồi đó với tâm trạng hờ hững do không nắm được bản chất của vấn đề, sinh ra chán nản, hiệu quả giảm sút rất nhiều. Một số em rất lại hấp tấp, vội vàng, chưa nghiên cứu, chưa đọc kĩ đề bài đã vội đưa ra lời giải hoặc thích làm giống bạn vì sợ mình làm sai nên dẫn tới việc nhiều bài làm sai giống nhau. Đó là một thực tế mà người giáo viên đứng lớp ai cũng gặp phải, nhất là trong quá trình dạy giải toán có lời văn. Chính vì vậy mà tôi đã đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu để giải quyết vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em có kĩ năng khi giải toán có lời văn.

a) Biện pháp 1 :  Khảo sát học sinh ngay từ đầu năm, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp rèn kĩ năng giải toán có văn cho học sinh.

Muốn học sinh giải toán có lời văn tốt, trước hết tôi tìm hiểu rõ tình trạng của học sinh mình như thế nào ? Học sinh yếu ở những mặt nào ? Mức độ yếu của học sinh ra sao ?

Do đó, ngay đầu năm học, tôi tiến hành điều tra, khảo sát, đàm thoại với các em. Tôi đã nhận thấy ngoài một số em làm bài tốt, vẫn còn có em viết lời văn chưa thành thạo, một số em giải toán nhưng không hiểu rõ bản chất của bài toán nên dẫn tới những sai sót rất đáng tiếc : Sai lời giải bài toán, làm sai phép tính nên dẫn tới kết quả, đáp số sai. Một số học sinh không kiểm tra lại bài giải dẫn đến lời giải phép tính đúng nhưng kết quả sai. Qua bài Khảo sát chất lượng đầu năm, tôi nhận thấy chất lượng của học sinh về giải toán có lời văn chưa cao.

Sau đây là kết quả khảo sát 22 học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm về giải toán có lời văn :

Chọn và thực hiện đúng phép tính

Từ đầu năm học 2011–2012, qua một thời gian thực tế giảng dạy và qua khảo sát, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em chưa cao.

- Nhận thức của HS chưa đồng đều.

- Việc xác định đề toán của các em chưa thành thạo.

- Một số em còn chủ quan, chưa đọc kĩ đầu bài.

- Việc giảng dạy của GV đôi khi chưa phát huy hết được tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em.

- Trong quá trình tổ chức cho HS thực hành giải toán có những lúc chưa thật sự linh hoạt.

- Vốn Tiếng Việt của một số em còn hạn chế nên nhiều khi việc hiểu nghĩa của từ trong toán học đối với các em là rất khó, dẫn đến học sinh trả lời không chính xác.

- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học hành của con cái, phó thác cho giáo viên.

Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hướng dẫn HS giải các bài toán ở dạng toán có lời văn.

b) Biện pháp 2 : Nắm chắc nội dung chương trình môn toán lớp 4.

Môn Toán lớp 4 được Bộ GD & ĐT ban hành và quy định để thực hiện trong cả nước, mỗi  tuần 5 tiết x  35 tuần = 175 tiết. Chương trình giải toán có lời văn ở lớp 4 được chú trọng vào các dạng điển hình sau :

+ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.

+ Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.

+ Giải bài toán về đại lượng tỉ lệ, hình học.

Các dạng toán được bố trí đan xen với các bài toán về số học, vì thế tôi phải nắm chắc chương trình để nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo nhằm xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng HS để lên lớp đạt được hiệu quả cao.

c) Biện pháp 3 : Từ cơ sở trên, tôi đề ra hướng giải quyết vấn đề : Giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo, nắm được phương pháp chung về “giải toán có lời văn”.

Bước 1: Thường xuyên cho học sinh đọc đề bài nhiều lần trước khi làm bài, từ đó các em hình thành thói quen đọc kỹ đề bài trước khi giải. Trong quá trình giải, chữa bài tập toán ở nhà, vở bài tập in, khi giải toán có lời văn, tôi thường xuyên cho học sinh tóm tắt. Trước khi tóm tắt thường hướng dẫn cho các em có cách tóm tắt bài bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhận biết dạng toán điển hình.

Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp, gợi mở cho học sinh đi ngược từ câu hỏi của bài toán trở lại điều kiện của đầu bài đã cho.

Từ hai bước trên, giúp học sinh hiểu kỹ đầu bài, từ đó học sinh định hướng, tư duy và tìm ra cách giải bài toán đó.

Sau khi giải xong, cho các em thử lại kết quả. Bước này giúp học sinh có cơ sở lí luận, tin tưởng vào cách làm bài của mình.

Đối với HS yếu, tôi làm kĩ 2 bước đầu để HS hiểu rõ bản chất của đề bài, có như vậy các em mới làm tốt được bài toán đã cho.

Đối với học sinh khá, giỏi nếu chúng ta chỉ dừng ở 4 bước trên thì mới chỉ giúp học sinh tìm được lời giải và đáp số của từng bài tập cụ thể mà chưa hề rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Do đó sau khi học sinh luyện tập  thành thạo 4 bước, tôi cho học sinh có thói quen làm tiếp một bước nữa đó là khai thác và phát triển bài toán : Đây chính là bước rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo của học sinh, bởi vậy sau khi học sinh giải xong bài toán và thử lại đúng kết quả, tôi hướng dẫn học sinh : cách giải khác và từ bài toán này có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào ? Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau có vai trò rất lớn trong việc rèn kĩ năng, củng cố kiến thức, phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Trong khi cố gắng tìm ra các cách giải khác nhau, học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Học sinh sẽ lựa chọn được cách giải hay hơn và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Biết tự đặt thêm bài toán mới là một biện pháp giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng và những quan hệ bản chất trong mỗi bài toán. Từ đó mà học sinh hiểu bài sâu hơn rất nhiều.

Để hình thành cho học sinh có kĩ năng, kĩ xảo “giải toán  có lời văn” theo bốn bước trên, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

d) Biện pháp 4 : Dạy tốt chương trình toán chính khoá - Hai dạng toán điển hình “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”.

Dạng bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” được dạy trong 4 tiết, ngay sau tiết “Giới thiệu tỉ số”. Trong đó 1 tiết bài mới và 3 tiết luyện tập. Với một dạng toán “rộng” như thế mà được học trong 4 tiết thì thật là quá ít. Chính vì vậy mà tôi đã giúp học sinh nắm được các bước giải dạng toán này như sau :

Đầu tiên, tôi giúp học sinh nắm chắc khái niệm “Tỉ số”. Đây là khái niệm mới, trừu tượng mà lại phát biểu theo nhiều cách nói khác nhau.

Ví dụ :    Tỉ số của số bé và số lớn là

Chính vì vậy mà nhiều em khó nhận ra những cách nói trên là thể hiện tỉ số của hai số cần tìm nên dẫn đến giải sai bài toán.

* Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”

+ Bước 1 :  Vẽ sơ đồ minh họa bài toán

Học sinh biết dựa vào tỉ số của hai số để biết được mỗi số ứng với bao nhiêu phần, từ đó vẽ các đoạn thẳng biểu thị số lớn, số bé.

+ Bước 2 : Tìm tổng số phần bằng nhau

Lấy số phần của số bé cộng với số phần của số lớn.

+ Bước 3 : Tìm giá trị của một phần

Lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

Lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé

Lấy giá trị một phần nhân với số phần của số lớn (hoặc lấy tổng hai số trừ đi số bé)

+ Bước 6 : Đáp số : Ghi cụ thể : Số bé ; Số lớn.

Lưu ý đối với học sinh : Có thể gộp bước 3 và bước 4 với nhau

Ở 3 tiết luyện tập tiếp theo, tiếp tục giúp học sinh rèn luyện, củng cố các bước giải dạng toán này.

Lớp 1A có 35 học sinh, trong số đó số học sinh nữ bằng  số học sinh nam. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam.

- Đọc kỹ đầu bài và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Nhìn sơ đồ để tìm mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết.

- Tìm phần tương ứng với 35 học sinh.

- Tìm số học sinh nam và số học sinh nữ.

Đáp số : 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ.

Nếu học sinh không giải được như trên, tôi có thể giúp các em lập kế hoạch giải như sau :

- Muốn biết được số học sinh nam và số học sinh nữ ta phải biết được giá trị mấy phần trước ?

- Muốn tìm giá trị một phần ta làm thế nào ?

- Làm thế nào để tìm số học sinh nữ ?

- Làm thế nào để tìm số học sinh nam ?

- Cho biết tổng số học sinh là 35.

Tỷ số giữa học sinh nữ và nam là

- Tìm số học sinh nam và học sinh nữ.

- Lấy tổng số học sinh chia cho số phần.

- Lấy giá trị một phần nhân với số phần học sinh nữ.

- Lấy giá trị một phần nhân với số phần học sinh nam.

Sai lầm học sinh có thể mắc phải:

- Không biểu diễn được sơ đồ đoạn thẳng.

- Không tìm được tổng số phần bằng nhau.

- Khi tìm số lớn và số bé không nhân với số phần.

Các bài tập dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” thì có rất nhiều và cũng rất đa dạng, phong phú. Vì thế phải dạy trong nhiều tiết mới có thể hướng dẫn học sinh giải được kiểu bài này. Trong quá trình dạy, tôi đã cố gắng đưa ra nhiều kiểu bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Có như thế mới phát huy được tính sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh.

Sau đây là một số bài tập tôi đã sử dụng phương pháp gợi mở hướng dẫn cho học sinh giải. Tôi xin trình bày cách hướng dẫn riêng của từng bài tập.

Sau mỗi buổi học, tiết học, tôi đưa ra một số bài tập cho học sinh tự luyện (có thể ở buổi chiều tăng tiết, ở nhà). Vì thế, hệ thống bài tập tự luyện tôi đưa ra phù hợp với đối tượng học sinh, nghĩa là vừa có kiểu tương tự đồng thời có sự sáng tạo.

Bài 1: Tổng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó

- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào ? (99)

- Vậy tổng của hai số cần tìm là bao nhiêu ? (99)

- Tỉ số cho ta biết điều gì ? (Số bé bằng số lớn, hay số bé được chia thành 4 phần bằng nhau thì số lớn có 5 phần như thế)

- Giải bài toán theo các bước đã học (hs tự giải)

Vì số lớn nhất có 2 chữ số là 99 nên tổng của hai số cần tìm là 99.

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là

Bài 2: Một hình chữ nhật có chu vi là 120cm. Chiều rộng bằng chiều dài.Tính chiều dài, chiều rộng của hình đó.

- Khi đã biết chu vi của hình chữ nhật là 120 cm thì tìm tổng 2 cạnh chiều dài và chiều rộng như thế nào? (tính nửa chu vi: 120 : 2= 60cm)

- Đối với bài toán này, tổng của 2 số ẩn trong câu “Một hình chữ nhật có chu vi là 120 cm”. Vì vậy ta phải tính nửa chu vi, tức là tính tổng độ dài của 2 cạnh chiều dài và chiều rộng.

Chiều rộng là: 60 - 36 = 24 (cm)

Ví dụ: Tổng 2 số là 760. Tìm 2 số đó biết rằng  số thứ nhất bằng số thứ hai.

Nói  số thứ nhất bằng số thứ 2 thì có nghĩa là số thứ nhất được chia thành mấy phần ?

( Số thứ nhất được chia làm 3 phần , số thứ 2 được chia làm 5 phần như thế ).

Vậy tỉ số của số thứ nhất và thứ hai là bao nhiêu ? ( )

Bài toán này thuộc dạng gì ? ( Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó)

Trong bài toán này, dữ kiện “tỉ số” bị “ẩn”, vì vậy ta cần lập luận để tìm ra tỉ số của 2 số.

Vì  số thứ nhất bằng số thứ 2 nên số thứ nhất ứng với 3 phần còn số thứ hai ứng với 5 phần. Vậy tỉ số của số thứ nhất và thứ 2 là . Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là :

Số thứ nhất là : 760 : 8 x 3 = 285

Số thứ hai là : 760 – 285 = 475

* Dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”

Đối với dạng toán này, tôi hướng dẫn các em nắm chắc các bước khi giải như sau :

+ Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

+ Tìm hiệu số phần đoạn thẳng bằng nhau.

+ Tìm giá trị ứng với một phần đoạn thẳng.

Mẹ hơn con 28 tuổi. Tìm tuổi mỗi người, biết tuổi mẹ gấp năm lần tuổi con.

Đọc kỹ đầu bài và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Tìm mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết dựa vào sơ đồ đoạn thẳng.

+ Tìm số phần tương ứng với 28 tuổi.

+ Tìm giá trị một phần (hay tuổi con)

Đáp số : Mẹ 35 tuổi ; Con 7 tuổi.

Bước 5: (dành cho HS khá giỏi) : Cho HS phát triển bài toán

VD: Mẹ hơn con 28 tuổi. Tìm tuổi mỗi người, biết 3 năm trước đây tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con.

Sai lầm học sinh có thể mắc phải:

- Không biểu thị được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, dẫn đến không tìm được hiệu số phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu.

- Hay nhầm lẫn giữa tổng số phần và hiệu số phần bằng nhau.

- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài.

- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng để phân tích bài toán.

e) Biện pháp 5 : Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Tôi luôn coi trọng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì về kết quả học tập của HS để nắm bắt kịp thời việc vận dụng, rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho các em. Từ đó phân loại HS theo trình độ để tự điều chỉnh về mục tiêu đối với từng bài dạy cụ thể cho phù hợp với các nhóm đối tượng HS lớp tôi phụ trách. Bên cạnh công tác kiểm tra, đánh giá HS tôi tự điều chỉnh về hình thức tổ chức dạy học, điều chỉnh về phương pháp dạy học sao cho kết quả các tiết dạy đạt được mục tiêu đã đề ra. Tôi luôn quan tâm, giúp đỡ những em HS có kết quả học tập môn Toán nói chung và giải toán có lời văn đạt kết quả chưa cao nói riêng để các em có hướng vươn lên. Sau khi dạy xong mỗi dạng toán, tôi tự ra đề khảo sát chất lượng học sinh để kiểm tra xem các em tiếp thu kiến thức vừa học như thế nào ? Kết quả khảo sát của HS sau khi đã học xong hai dạng toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) của hai số đó như sau :

Bài khảo sát ( Phụ lục 1 và phụ lục 2)

g) Biện pháp 6 :  Giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cần ghi nhớ

Trước và trong khi dạy dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”,bằng hệ thống bài tập, tôi giúp học sinh nắm chắc một số kiến thức để áp dụng  khi giải bài tập. Cụ thể :

+ Trung bình cộng của hai số là 15 thì tổng của hai số là 15  2 = 30 (Tức là tổng của hai số bằng trung bình cộng của hai số nhân với 2)

+ Tổng hai cạnh chiều dài và chiều rộng thì bằng nửa chu vi hình chữ nhật đó.

+ Nếu tăng (hay giảm) số này a đơn vị và giảm (hay tăng) số kia a đơn vị thì tổng của hai số sẽ không đổi.

+ Nếu tăng (hay giảm) một trong hai số a đơn vị thì tổng của hai số sẽ tăng (hay giảm) a đơn vị.

+ Nếu cả hai số cùng tăng (hay cùng giảm) a đơn vị thì tổng của hai số sẽ tăng (hay giảm) a  2 đơn vị.

+ Nếu tăng (hay giảm) số này a đơn vị và giảm (hay tăng) số kia cũng a đơn vị thì tổng của hai số sẽ không thay đổi.

h) Biện pháp 7 : Tổ chức các trò chơi toán học

Tổ chức cho HS tham gia các trò chơi học tập kết hợp trong các tiết dạy. GV phải xác định rõ kiến thức và kĩ năng của trò chơi. Chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn rõ ràng cách chơi, luật chơi, thực hiện đúng lúc với các trò chơi hợp lí, cân đối với các hoạt động của tiết dạy. Tổ chức các trò chơi trong toán học như : Tiếp sức, ai nhanh ai đúng, em làm giám khảo, ô số may mắn, ai thông minh hơn…

Thông qua việc tổ chức thành công các trò chơi, GV đã tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, kích thích các hoạt động học tập của HS. Củng cố chắc chắn các kiến thức, kĩ năng cần đạt trong tiết dạy cho HS.

Ví dụ : Khi tôi muốn củng cố dạng toán “Tổng (hiệu) – tỉ” vừa học, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Tôi đính bảng phụ có ghi bài toán : Tìm hai số, biết tổng của chúng là 60, số bé bằng  số lớn. HS viết nhanh kết quả vào bảng con. Em nào viết đúng, nhanh thì được tham gia chơi tiếp. Tôi cứ tiếp tục cho các em chơi cho đến khi chọn được em xuất sắc nhất nhận phần quà của cô giáo thưởng.

Ví dụ : Trò chơi “Em làm giám khảo”. Tôi đính bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập và kèm theo một vài đáp án, sau đó tôi gọi 01 học sinh lên bảng chọn đáp án đúng cho bài toán. Các em dưới lớp dùng thẻ xanh, đỏ để chấm đúng, sai.(Nếu bạn làm đúng, các em đưa thẻ màu đỏ. Nếu bạn làm sai, các em đưa thẻ xanh.)

Sau một thời gian áp dụng nội dung và phương pháp mới cho dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em đã được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ học sinh giải những bài toán đơn giản còn chưa thạo đến nay đa số các em đã giải được những bài tập nâng cao cùng dạng.

Kết quả cho thấy đa số các em đều có ý thức làm bài. Điều quan trọng là khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc của các em đã được nâng lên.

Chính vì nhờ phát triển những khả năng tư duy như thế nên các em giải các dạng toán khác cũng nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Với sự chỉ đạo của nhà trường, sự cố gắng của bản thân, sau khi thực hiện các giải pháp như trên, lớp của tôi có được những kết quả đáng khích lệ. Tôi thấy áp dụng phương pháp này phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Mọi học sinh đều có tiến bộ, tự tin hơn trước. Chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức rất tốt.

Trên đây chỉ là kết quả khiêm tốn nhưng cũng đủ để chứng minh được rằng : Khi học sinh đã có một số vốn kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo môn Toán, nắm được phương pháp giải các bài toán có lời văn, kết quả học tập của các em sẽ được nâng lên đáng kể.

Môn Toán ở lớp 4 trong chương trình tiểu học nói chung và giải toán có lời văn lớp 4 nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục tiểu học. Kĩ năng giải toán có lời văn ngày càng được hoàn thiện cũng chính là góp phần cho việc phát triển văn hoá của đất nước.

Chính vì vai trò quan trọng đó mà việc giải toán có lời văn cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống trong suốt từng năm học, bậc học.

Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số” tôi nhận thấy rằng để tiết dạy có kết quả tốt cần thực hiện tốt các giải pháp sau :

- Giáo viên phải tìm và thống kê các sai lầm của học sinh thường mắc phải khi học về giải toán có lời văn.

- Áp dụng các phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp, giúp các em khắc phục những sai lầm thường mắc phải khi học phần toán có lời văn dạng tỉ số.

- Củng cố khái niệm, quy tắc : so sánh, cộng, trừ, nhân, chia. Tăng cường luyện tập tạo thành kĩ năng trong giải toán cho học sinh, nhất là những học sinh yếu kém môn Toán.

- Phải giúp học sinh nắm vững các bước giải của hai dạng toán này.

- Giúp học sinh tìm hiểu kĩ đề bài : đọc đề nhiều lần, xác định dạng toán, lập luận để tìm ra dữ kiện bị ẩn, vẽ sơ đồ,...

- Khi dạy dạng toán này, tôi cần giúp HS nắm được những kiến thức có liên quan đến các khái niệm “tổng”, “hiệu”, “tỉ số”, những kiến thức liên quan đến sự thay đổi “tổng”, thay đổi ‘tỉ số” bằng một số bài tập.

- Những bài tập ra cho HS giải phải có hệ thống, tức là những bài tập đó được nâng cao, mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ quen đến lạ,... Bài tập sau phải dựa trên cơ sở của bài tập trước. Có như thế HS mới phát huy được tính sáng tạo, bồi dưỡng được năng lực, tư duy cho các em.

- Thường xuyên mở các chuyên đề về dạy toán đặc biệt là chuyên đề dạy giải toán có lời văn ở tất cả các khối lớp để giáo viên được đi dự giờ, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.

Tăng cường tổ chức các chuyên đề giảng dạy theo các cụm trường để giáo viên có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về việc nâng cao chất lượng hướng dẫn học sinh thực hành giải toán có lời văn cho HS lớp 4 mà tôi đã thực hiện trong năm qua, xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Rất mong sự góp ý của Hội đồng NCKH các cấp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn hảo hơn.

a) Phụ lục 1 : Bài khảo sát chất lượng học sinh về dạng toán : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

b) Phụ lục 2 : Bài khảo sát chất lượng học sinh về dạng toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

1. Tạp chí giáo dục tiểu học số 4 – 1999 về dạy giải toán có lời văn – Đặng Tự Ân

2. Tạp chí giáo dục tiểu học – PGS – PTS Đỗ Trung Hiệu

3. Các bài toán lý thú ở tiểu học - Tác giả : Trương Công Thành (Nhà xuất bản giáo dục)

4. Trình bày lời giải trong giải toán ở tiểu học – PTS Kiều Đức Thành

5. Giải bài toán tiểu học như thế nào - Tác giả: Phạm Đình Thục (Nhà xuất bản giáo dục)

6. Sách giáo khoa - Sách giáo viên Toán 4