Tình Hình Xuất Khẩu Dệt May 2022 Đến Nay

Tình Hình Xuất Khẩu Dệt May 2022 Đến Nay

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2022 cán đích ngoạn mục khi vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt mục tiêu 44 tỷ USD đã đề ra, tăng 8,8% so với năm 2021.

Giá nguyên liệu tăng cao, thiếu lao động

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS, dù rất thuận lợi trong nửa đầu năm song dự báo ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt khi nguy cơ tái bùng phát dịch bởi các biến chủng mới của SARS-CoV-2 vẫn đang hiện hữu.

Nhiều thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Bên cạnh đó, lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu… và diễn biến phức tạp của căng thẳng Nga-Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay.

Giá bông tăng 19,1%; giá dầu thô tăng 40%; giá xăng trong nước tăng 67%; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20-25%.

Bên cạnh đó, bất lợi về tỉ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

“Điển hình như tình trạng đồng euro mất giá gây ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu dệt may bởi sẽ làm giá thành hàng hóa cao lên trong bối cảnh người dân đang ‘thắt chặt hầu bao.’ Nhìn chung, sức mua tại thị trường này sẽ giảm đi, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may tất cả các nước vào thị trường EU đều sẽ bị ảnh hưởng chứ không riêng dệt may Việt Nam”, ông Giang nói.

Dù vậy, ông Vũ Đức Giang nhận định trong nửa cuối năm, kỳ vọng xuất khẩu dệt may sẽ đạt từ 20-21 tỷ USD, đưa tổng trị giá xuất khẩu dệt may cả năm lên 42-43 tỷ USD.

Để có thể đạt được mục tiêu năm 2022, theo Chủ tịch VITAS, doanh nghiệp phải thích ứng nhanh, kết cấu lại thị trường xuất khẩu để không quá phụ thuộc vào một vài thị trường; thay đổi thiết bị công nghệ nhằm thích ứng được yêu cầu từ các nước nhập khẩu, điển hình như yêu cầu về sản phẩm may mặc tái chế vào thị trường EU.

“Nhìn chung, để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, bản thân các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang.

Trên thực tế, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra mục tiêu quyết tâm, thậm chí có thể kinh doanh hòa vốn, không hiệu quả như mục tiêu đặt ra từ đầu năm nhưng quan trọng là phải giữ ổn định thị trường, người lao động, khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cũng ‘thắt hầu bao’, kiểm soát mọi chi phí để giảm tối đa chi phí tác động lên doanh nghiệp…”, ông Vũ Đức Giang nói.

Thời điểm cuối năm, khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Trung Quốc, một trong những thị trường khách chính, ghi nhận lượt khách tháng 11 tăng 11% so ...

Kể từ năm 2019, không một dự án ODA mới nào cho nông nghiệp được ký kết. Việt Nam mất lợi thế lãi suất thấp khi trở thành quốc gia ...

Ngày 6/12, Tổng cục Thống kê đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 ghi nhận nhiều chỉ số tích ...

Tình hình xuất khẩu dệt may hiện không mấy khả quan, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng cho những tháng cuối năm và quý đầu năm 2024, đồng thời, hy vọng có thể đón được tín hiệu “ấm” hơn của thị trường thời gian tới.

Năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may đối diện nhiều khó khăn bởi những yếu tố bất ổn kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm kìm hãm các chỉ tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt đối với hàng dệt may do không phải nhóm hàng thiết yếu cho nên tỷ lệ sụt giảm rất cao.

Tính đến hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chỉ đạt hơn 33 tỷ USD, giảm 12,45% so với cùng kỳ năm 2022 (sang tháng 10, tình hình đã khả quan hơn với kim ngạch đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 5,28% so với tháng 9 và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước).

Hiện Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 40% thị phần của ngành dệt may Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Nhìn chung, các thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may đều có xu hướng giảm trong thời gian qua, đơn cử như thị trường EU, lượng đơn hàng giảm do các đối tác lớn như Decathlon, Nike, Adidas,… đã giảm mạnh. Ðối với thị trường Mỹ, trong nửa đầu năm 2023, dệt may Việt Nam đã đánh mất 1,3% thị phần tại thị trường này; xuất khẩu dệt may sang Trung Quốc trong 8 tháng năm nay cũng chỉ đạt 7,5 tỷ USD, giảm 11,6% so với |cùng kỳ.

Ðánh giá chung về thị trường xuất khẩu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương cho rằng, tình hình thế giới hiện nay đang rất khó khăn, giá dầu, chất đốt, lương thực đều tăng làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may. Ðể vượt khó, đơn vị không chỉ linh hoạt trong điều hành sản xuất mà còn chủ động chuyển đổi các đơn hàng, tăng cường sự hỗ trợ giữa các đơn vị trong tổng công ty nhằm bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

May Hưng Yên cũng bắt đầu định hướng, nghiên cứu tiếp tục nâng cao năng suất, nhận làm cả đơn hàng chất lượng cao và đơn hàng gia công, bảo hộ lao động, đồng thời, tăng cường đầu tư tự động hóa cao, nâng cao năng lực của người lao động, giảm một số chi phí quản lý vốn,…

Tương tự, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Dệt may Huế Nguyễn Văn Phong khẳng định: Trước tình hình khó khăn của thị trường, các doanh nghiệp cần đoàn kết, chia sẻ, tránh tình trạng phá giá sản phẩm. Hiện khách hàng rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm, giao hàng nhanh, đơn hàng ít, độ phức tạp cao,... nên doanh nghiệp cần quan tâm tới năng suất lao động nhằm đáp ứng yêu cầu. “Muốn nâng cao năng suất lao động, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị tự động hóa cao, sâu và kịp thời hơn, đồng thời, cần quan tâm tới cách thức quản trị, nâng cao tay nghề lao động để tăng sức cạnh tranh trên thị trường” - ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Theo đại diện của Công ty cổ phần Ðầu tư và thương mại TNG, nhờ chủ động áp dụng các giải pháp ứng phó thị trường đã giúp tổng doanh thu của đơn vị trong 10 tháng đạt 6.007 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch năm (riêng tháng 10, doanh thu đạt 570 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ tháng 10/2022). Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, chủ động nguồn nguyên liệu để gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh.

Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Xuân Hồng thông tin thêm, các đơn hàng hiện có chỉ đủ đáp ứng được từ 85% đến 90% năng lực sản xuất của các nhà máy trên địa bàn. Các đơn hàng trở lại chủ yếu thuộc nhóm nhỏ lẻ, yêu cầu kiểu dáng, thời trang và đơn giá rất cạnh tranh. Ðiều này ngược lại so với thông lệ, bởi thường vào thời điểm cuối năm, các nhà máy đều có đơn hàng và bố trí lịch sản xuất đến giữa năm hoặc hết quý III năm sau. “Mặc dù không đạt được như kỳ vọng, nhưng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc đơn hàng hồi phục cũng là tín hiệu đáng mừng, qua đó, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực, duy trì lao động chờ thị trường phục hồi hoàn toàn”, ông Phạm Xuân Hồng khẳng định.

Trong bức tranh “màu xám” của thị trường 10 tháng qua, điểm sáng duy nhất là sự tăng trưởng cao của khối các nước tham gia hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand. Bên cạnh đó, nước ta đã mở thêm được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Ðông, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành không bị giảm sâu trong bối cảnh sức cầu các thị trường giảm mạnh.

Ðánh giá về tín hiệu thị trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu nhận định, những tháng đầu năm, doanh nghiệp hết sức căng thẳng khi phải đối diện nhiều khó khăn khách quan. Phần lớn các đơn vị đều ở tình trạng non tải, thậm chí, có đơn vị phải “ăn đong” đơn hàng từng tháng. Giá gia công vẫn ở mức thấp hơn khoảng 30% so với trước đây; sự cạnh tranh về giá giữa các quốc gia xuất khẩu dệt may càng trở nên khốc liệt.

Bước sang quý IV, tín hiệu thị trường bắt đầu tích cực hơn khi tần suất khách hàng tới tìm hiểu nguồn hàng và năng lực sản xuất, mặc dù chưa chốt đơn chính thức nhưng là động lực thôi thúc các đơn vị may đẩy mạnh làm mẫu, báo giá cho khách hàng với cơ cấu giá được “tối ưu hóa”, hy vọng sẽ nhận được các đơn hàng cho giai đoạn tới. Ðối với ngành sợi, dấu hiệu cho thấy có thể đã qua giai đoạn “đáy”, một số thị trường có dấu hiệu phục hồi tuy cầu vẫn ở mức thấp, tháng 8 đã có một số đơn vị xấp xỉ hòa vốn, thậm chí đã có đơn vị có lợi nhuận dương.

Theo các dự báo, tỷ lệ lạm phát của EU trong tháng 9 mới công bố giảm còn 4,3% (trước đó ở mức 5,2%-5,3%), là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Thị trường Trung Quốc cũng có dấu hiệu khởi sắc từ tháng 8, khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc tăng lên mức 50,2 điểm trong tháng 9 (cao hơn dự báo) từ mức 49,7 điểm trong tháng trước đó. Ðối với thị trường Mỹ, Cục Dự trữ liên bang (FED) cũng có quyết định chưa tăng lãi suất thời điểm này mà lùi xuống cuối năm 2023,... là những yếu tố tích cực giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể tăng lên trong thời gian tới.

Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2023 của doanh nghiệp phải tận dụng hết các cơ hội thị trường; tổ chức sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động, đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, yêu cầu chất lượng cao; xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt và bố trí nguồn nhân lực phù hợp để tối ưu hóa chi phí lao động. “Phải hành động nhanh chóng và quyết liệt, dựa trên cơ sở suy nghĩ, cân nhắc từ các thông tin đầu vào được cung cấp liên tục, kịp thời. Hành động mới là thứ quyết định, chứ không phải suy nghĩ.

Các doanh nghiệp không được lựa chọn bối cảnh thị trường, nhưng hoàn toàn có thể quyết định tâm thế, cách thức sẽ vượt qua năm 2023 và đón nhận năm 2024 thế nào. Với sự chủ động, tự tin dựa trên những thông tin được kiểm soát một cách hiệu quả, chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin để đón đầu sự phát triển trở lại với tâm thế mới, năng lực mới và hiệu suất mới” - ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.

Sự suy giảm về kim ngạch xuất khẩu và thị phần dệt may của Việt Nam, ngoài lý do khách quan về sự sụt giảm của cầu thế giới, xu hướng chuyển dịch đơn hàng sang các nước có lợi thế về địa lý, còn do năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam bị suy giảm. Các doanh nghiệp gặp khó trước những đòi hỏi khắt khe từ các nhãn hàng về tiêu chuẩn chất lượng, tuân thủ các chính sách về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn cũng như các tiêu chuẩn về lao động, minh bạch sản xuất,...

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Vũ Ðức Giang

Vì vậy, doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, thích ứng với biến động thị trường, trong đó, cần tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, qua đó nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, phải giữ chân khách hàng bằng cách chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, có lợi thế chuyên biệt cũng như đẩy mạnh khai thác thị trường mới, đồng thời, tiết giảm các khoản chi phí nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.