Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp.
Có khi nào tôi không nhận ra mình có mùi?
Có, theo Kopelman. "Mọi người có thể trở nên 'mù mùi' với mùi cơ thể của mình", cô giải thích. "Điều này xảy ra vì não có xu hướng lọc bỏ những kích thích liên tục, như mùi của chính chúng ta, theo thời gian, giúp ta tập trung vào các mùi mới trong môi trường. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng mình không có mùi hôi, trong khi thực tế những người xung quanh vẫn có thể ngửi thấy".
May mắn thay, có nhiều cách để chống lại mùi hôi, như uống nhiều nước để giúp làm loãng mồ hôi, tránh các loại thực phẩm có thể gây mùi hôi, như tỏi và hành, dùng lăn khử mùi hoặc chất chống mồ hôi, giúp ngăn mồ hôi ngay từ đầu.
Bạn cũng có thể thử dùng sữa rửa mặt có chứa benzoyl peroxide ở vùng dưới cánh tay, giúp giảm mùi hôi ở nách.
Ngoài ra, hãy tránh các tình huống gây lo lắng và tìm cách làm dịu hệ thần kinh để bạn ít căng thẳng và ít đổ mồ hôi hơn.
Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ trao đổi với Trung Quốc.
Dưới triều nhà Tùy và nhà Đường, nền kinh tế của Trung Quốc phồn vinh, văn hoá phát triển hưng thịnh. Nhật Bản trước sau đã cử đi mười ba nhóm “Khiển Đường Sứ” (sứ giả phái đến nhà Đường) tới triều đình nhà Đường để học tập, nhóm đông nhất lên tới hơn sáu trăm người. Một số kẻ đọc sách và hoà thượng Nhật Bản ùn ùn kéo đến thủ đô nhà Đường và Trường An để học tập các loại kiến thức văn hoá cùng các sách kinh điển của đạo Phật. Sau khi học tập thành công, một số người còn ở lại Triều đình nhà Đường để làm quan, nhưng phần lớn đã về nước rồi tích cực truyền bá văn hoá của triều đại nhà Đường.
Cả đến Thiên hoàng của nước Nhật thời bấy giờ cũng mời những danh sư sang bên ấy để có thể học tập văn hoá của nhà Đường, đồng thời Thiên hoàng cũng bổ nhiệm một số lưu học sinh từ triều nhà Đường trở về trao cho họ trách nhiệm mô phỏng theo các chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá của nhà Đường để tiến hành cải cách trong nước. Chuyện này được lịch sử ghi lại với cái tên là “Đại hoá cách tân”.
Những người có học của Nhật Bản tới lưu học tại triều đình nhà Đường đã tinh thông văn hoá Trung Quốc, họ sử dụng thể chữ thảo và những bộ của chữ Hán nhằm sáng tạo ra một thứ văn tự để viết tiếng Nhật gọi là “binh giả danh” (Katakana) và “phiến giả danh” (Hiragana). Trong số các chữ này có những chữ Hán được hoàn toàn để nguyên, chỉ có cách đọc bị đổi khác mà thôi.
Trong thời kỳ cận đại, Nhật Bản tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia phát triển ở phương Tây để tiến hành cải cách, nhờ đó họ phát triển rất nhanh về văn hoá và đã vượt Trung Quốc.
Từ cuối thế kỷ XIX, một số phần tử trí thức ở Trung Quốc lại kéo nhau sang Nhật để học tập kinh tế, và văn hoá của Nhật Bản. Vì trong ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều chữ Hán, cho nên khi xuất dương những người này không phải học ngữ văn tự mà vẫn nhanh chóng thích nghi được. Chẳng hạn như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, hai vị này vừa tới đất Nhật đã có thể đối thoại giao lưu ngay với những người có học ở Nhật Bản, tất cả đều dựa vào ảnh hưởng của truyền thống văn hoá Trung Quốc với Nhật Bản.
Tại sao một số người không có mùi hôi?
Có vài lý do khiến một số người không có nhiều mùi cơ thể. Bác sĩ da liễu, tiến sĩ Hannah Kopelman cho biết một biến thể gene phổ biến ở người Đông Á ảnh hưởng đến sự sản sinh một loại protein gọi là ABCC11.
"Biến thể gene này khiến một số dân số ít có mùi cơ thể, vì mồ hôi của họ chứa ít protein hơn mà vi khuẩn có thể phân giải thành các hợp chất có mùi", Kopelman cho biết.
Mặc dù biến thể này có mặt ở 80%-95% người Đông Á, theo NBC News, nó chỉ có ở tối đa 3% người châu Âu và châu Phi, theo một nghiên cứu năm 2010.
Thú vị là một nghiên cứu khác cũng phát hiện hầu hết những người mang biến thể gene ABCC11 vẫn chọn dùng lăn khử mùi.
Bên cạnh yếu tố di truyền, những gì bạn ăn cũng ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn có mùi hôi hơn, bao gồm thịt đỏ, tỏi, hành, các loại rau cải và rượu. Vì vậy, nếu tránh những thực phẩm này, bạn có thể có mùi thơm hơn so với những người ăn chúng thường xuyên. Ngoài ra, các loại gia vị như cà ri, thì là và hồ đào có thể lưu lại trong cơ thể, tạo ra mùi mạnh.
Còn một yếu tố khác liên quan đến mùi cơ thể là yếu tố cảm xúc. "Mồ hôi căng thẳng là rất thực tế và có khả năng có mùi hơn so với mồ hôi thông thường", bác sĩ da liễu Dr. Annabelle Garcia nói.
Điều này là do tuyến apocrine tiết ra nhiều mồ hôi hơn khi bạn bị căng thẳng. Tìm cách giữ bình tĩnh trong các tình huống đầy cảm xúc, chẳng hạn như thông qua thiền định, có thể giúp làm giảm mùi cơ thể của bạn.
Một số cư dân mạng Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video ngắn cho thấy có lốc xoáy ở xã Tú Lâm, huyện Hoa Liên.
Đoạn video do một người dân địa phương quay đăng tải trên trang Facebook "Hoa Liên hôm nay", chỉ dài 19 giây. Khi nhìn thấy video, hầu hết cư dân mạng Đài Loan đều than trời: "Lốc xoáy, thật đáng sợ", "Lốc xoáy, mi đừng đến đây".
Do video chỉ dài vài giây nên không thể nhìn thấy diễn biến rõ ràng. Trong video, có thể thấy một đám mây xám xịt kéo dài từ mặt đất đến bầu trời, có hình dạng như một cái phễu và nhanh chóng bao phủ toàn bộ bầu trời, không ngừng tiến về phía trước.
Nhân viên trạm thời tiết khu vực Hoa Liên xem lại video, nói rằng thời gian quá ngắn nên khó có thế đưa ra nhận định.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo Cục Khí tượng Đài Loan cho biết dựa trên số liệu có hiện tượng xoay vòng, không loại trừ khả năng xuất hiện hiện tượng vòi rồng. Các chuyên gia khí tượng cho biết thêm rằng những đám mây đối lưu mạnh lần lượt đi qua thị trấn Tú Lâm, gây ra gió mạnh và mưa lớn.
Một cư dân mạng ở Hoa Liên quay video cho thấy dường như có lốc xoáy. Ảnh: UDN
Đường biến thành sông ngày 31-10 ở Hoa Liên. Ảnh: UDN
Bão Kong-rey đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc), gây mưa to gió lớn
Trong khi đó, một số người dân Đài Loan đăng trên Facebook xã Vạn Vinh, cũng thuộc huyện Hoa Liên, mô tả thảm cảnh toàn bộ con đường bị đất đá cuốn trôi, lập tức biến thành sông chảy cuồn cuộn.
Trong đoạn video có thể thấy tốc độ của dòng nước bùn khá dữ dội khiến người dân địa phương không thể di chuyển. Người dân địa phương nói rằng lần đầu tiên trong đời thấy cảnh tượng như vậy.
Tâm bão Kong-rey đổ bộ vào Đài Loan, gây mưa lớn và gió mạnh cấp 15 trở lên tại Đài Đông và Hoa Liên. Bão mạnh đã gây ra cấp gió 17 tại huyện Đài Đông.
Chuyên gia khí tượng Trương Minh Điển nói với tờ Ettoday rằng "thực sự nằm ngoài thang xếp hạng" khi trên thực tế gió giật còn cao hơn mức 17. Ông mô tả gió do Kong-rey tạo ra là "những cơn gió mạnh khủng khiếp".
Sóng cao 10 m tràn qua bờ kè của Đài Đông. Ảnh: MNews
Theo tờ Mirror News (MNews), sóng lớn cao 10 m ập đến dọc bờ biển Đài Đông. Mưa lớn kéo dài ở phía Bắc và Đông Đài Loan, đặc biệt là mưa rất lớn tại các khu vực núi ở Hoa Liên, Nghi Lan, và Đài Đông, cùng mưa lớn ở các vùng đồng bằng phía Đông.
Cục Khí tượng cho biết mưa sẽ kéo dài ở phía Bắc và phía Đông trong suốt ngày 31-10. Mưa tăng dần ở khu vực núi phía Tây Đài Loan khi bão tiến gần, với lượng mưa tăng thêm vào chiều và tối cùng ngày. Dự báo mưa sẽ lan rộng về đêm, với mưa lớn ở Trung và Nam Đài Loan.
Bão xảy ra quanh năm nhưng hầu hết các cơn bão ở Tây Thái Bình Dương hình thành từ tháng 5 đến tháng 10.
Do đó, nhiều cư dân mạng Đài Loan bày tỏ lo ngại về việc cơn bão mạnh như Kong-rey lại xảy ra muộn như vậy trong năm.
Kong-rey là cơn bão thứ 3 đổ bộ vào Đài Loan trong năm nay sau bão Krathon và Gaemi.
Một số hình ảnh về bão Kong-rey ở Đài Loan:
Cây cối đổ ngã ở TP Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) do bão Kong-rey hôm 31-10 - Ảnh: CNA
Thị trấn Trác Khê, huyện Hoa Liên, Đài Loan (Trung Quốc) ngập trong lũ bùn hôm 31-10 - Ảnh: FOCUS TAWAN
Kong-rey khi quét qua Philippines ngày 31-10 vẫn là siêu bão
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Ít nhất 1 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương hôm 31-10 khi siêu bão Kong-rey đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc).
Nhiều người đã bắt đầu sử dụng lăn khử mùi từ tuổi dậy thì, khi sự thay đổi hormone làm tăng sản xuất mồ hôi - Ảnh: Physicians Rejuvenation Center
Vào tháng 8 vừa qua, Alexis DiMaya - nhà sáng tạo nội dung - đã đưa ra tuyên bố táo bạo trong bài đăng trên TikTok của mình. "Tôi không bao giờ dùng lăn khử mùi, và cơ thể tôi không hôi" - cô nói với hơn 500.000 người theo dõi tài khoản mình.
Nhiều người đã bắt đầu sử dụng lăn khử mùi từ tuổi dậy thì, khi sự thay đổi hormone làm tăng sản xuất mồ hôi. Chúng ta dựa vào sản phẩm này để không chỉ kiểm soát mồ hôi, mà còn giúp cơ thể không có mùi hôi.
Trái với quan niệm phổ biến, mồ hôi không tự có mùi. Mồ hôi chủ yếu là nước, cùng với một lượng nhỏ các chất khác như natri và clorua. Tuy nhiên, loại tuyến mà mồ hôi tiết ra sẽ ảnh hưởng đến mức độ có mùi của chúng ta.
Có hai loại tuyến mồ hôi chính tham gia quá trình này, gồm tuyến eccrine và tuyến apocrine. Tuyến eccrine tạo ra mồ hôi lỏng, không mùi để làm mát cơ thể - loại mồ hôi mà bạn trải nghiệm khi bạn ở ngoài trời nóng. Mồ hôi này sẽ bốc hơi khỏi da.
Tiếp đến là tuyến apocrine, có khả năng tạo ra mùi hôi hơn, bác sĩ da liễu Dr. Connie Yang của Trung tâm da liễu PFRANKMD (thành phố New York, Mỹ) cho biết. "Tuyến apocrine nằm ở các khu vực có lông như nách, vùng kín và da đầu và tiết ra mồ hôi đặc hơn", cô nói.
Cũng như mồ hôi từ tuyến eccrine, mồ hôi này không có mùi ngay sau khi được tiết ra. Nhưng khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da, các protein và axit béo bị phân giải, "dẫn đến mùi cơ thể mà chúng ta đã quen thuộc", Yang giải thích.
Yang cho biết khi căng thẳng hoặc lo lắng, chúng ta tiết mồ hôi qua tuyến apocrine. Điều này có nghĩa là ta có thể có mùi nhiều hơn trong các thời điểm căng thẳng cao độ, so với khi đổ mồ hôi trong một ngày nắng ở bãi biển.
Ngoài ra, một số tình trạng y tế cũng có thể gây mùi cơ thể. Trimethylaminuria, một rối loạn chuyển hóa, tạo ra mùi cá ở mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Các vấn đề về thận, tiểu đường và thậm chí là suy gan đều có thể khiến cơ thể bạn tạo ra mùi nồng hơn.