Bài thơ mang tính tự sự, như một lời kể chân thành, mộc mạc. Nhân vật “Tôi” trong bài thơ không ai khác chính là tác giả, nhà thơ Phùng Quán. Ông sinh ra ở Huế, mồ côi cha từ khi còn rất nhỏ:Tôi mồ côi cha năm hai tuổi……Phải làm một người chân thật.Biểu hiện ở người chân thật, trước hết là sự hồn nhiên, cảm tính, thậm chí còn mang tính chất bản năng: “Thấy vui muốn cười cứ cười/Thấy buồn muốn khóc là khóc”- cũng tựa như người ta khi đói thì ăn, khi khát thì uống vậy!Không dừng ở chân thật trong buồn, vui, mang nặng cảm tính, hồn nhiên. Những dòng thơ tiếp theo, yêu cầu để “làm người chân thật” được đẩy lên cao hơn một bước. Đó là chân thật trong suy nghĩ: “Yêu ai cứ bảo rằng yêu/Ghét ai cứ bảo rằng ghét”. Hai câu thơ có cấu trúc giống nhau, được rút gọn, làm cho câu thơ chắc, khỏe. Từ “cứ” được lặp lại, như một sự khẳng định thật dứt khoát!Nhưng ở đời, con người ta muốn sống đúng là mình đâu có đơn giản? Buồn, vui thì còn hồn nhiên biểu lộ ra được, không ai ngăn cấm vì đó chỉ là tâm trạng của riêng mình, không liên quan đến người khác. Nhưng khi nói đến yêu, ghét thì lại khác, nó luôn gắn với một đối tượng cụ thể nào đó. Và lòng trung thực ở đây lại được đẩy lên cấp độ cao hơn nữa: đặt trước một thách thức lớn!Từ “ai”- đối tượng mang tính phiếm chỉ, nhưng với đầy quyền năng ở hai thái cực trái ngược: “ngon ngọt nuông chiều” và “cầm dao dọa giết”! Ở đây, lòng trung thực bị đẩy đến một thách thức lớn, rất khó vượt qua. Câu thơ có sự hiệp vần cùng thanh trắc đứng cạnh nhau “cầm dao dọa giết”, đọc lên nghe “lạnh tóc gáy”!Đoạn thơ nói về “lời mẹ” là tâm điểm của bài thơ. Với 9 dòng, từ ngữ mộc mạc, dễ hiểu (hạn chế đến mức thấp nhất những từ Hán Việt). Cũng không hề có biện pháp tu từ, không hình ảnh. Câu thơ là lời nói trực tiếp, viết theo lối khẩu ngữ, trong sáng và giản dị. Tất cả, tạo ấn tượng: như lời mẹ dạy- cụ thể, rành mạch, rõ ràng.Để chuyển tải nội dung giản dị, chân thật, có lẽ không có hình thức chân thành, giản dị nào hơn thế! Lấy giản dị, tự nhiên làm đẹp, bài thơ đạt đến độ tinh luyện, khó tìm thấy một dấu vết nào của sự dụng công?Diễn tả lòng trung thực ở con người, nhưng ý thơ phát triển qua ba cấp độ, làm cho ý thơ không lặp, tạo nên sự vận động của tứ thơ. Không dừng lại ở đó. Từ trung thực trong cuộc sống, Phùng Quán liên hệ đến sự trung thực ở một nhà văn, tạo nên sự thay đổi bất ngờ mà vẫn hợp lý trong sự phát triển của tứ thơ. Từ đó, tác giả có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về nghệ thuật (mà đây mới là cảm hứng chủ đạo của nhà thơ) một cách tự nhiên:Năm nay tôi hai mươi lăm tuổiĐứa bé mồ côi thành nhà văn……Bút giấy tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.Mới đọc qua đoạn thơ trên, người đọc cảm nhận ở đây có gì lộn xộn, bề bộn, đan xen. Phải chăng, ở đây có sự đan xen giữa thay đổi và bất biến, qua thời gian? Cái thay đổi từ “cậu bé năm tuổi” thì nay đã “hai mươi nhăm tuổi”, giữa “đứa trẻ mồ côi” nay đã “thành nhà văn”. Nhưng lời mẹ dặn thì vẫn bất di bất dịch và thiêng liêng, “nguyên vẹn màu son chói đỏ”.Câu thơ diễn tả “lời mẹ dặn xưa” được tái hiện nguyên vẹn “ở thì hiện tại”, với một bối cảnh nguy hiểm mà tác giả ý thức rất rõ: nhà văn “như làm xiếc trên dây”, bởi những “sét nổ trên đầu” đe dọa, cùng “đường mật công danh” quyến rũ. Đó phải chăng là bút pháp “đồng hiện” gây hiệu quả ấn tượng?Bài thơ kết thúc với câu thơ thật lẫm liệt khí phách, đầy thách thức và như một lời tuyên chiến: “Bút giấy tôi ai cướp giật đi/Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”. Trước bài thơ này, trong bài “Chống tham ô lãng phí”, ông có những vần thơ thật quyết liệt: “Bọn tham ô lãng phí quan liêu/ Đảng đã phê bình trên báo/ Còn bao nhiêu tên chưa ai biết ai hay/ Lớn bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy…/ Khắp đất nước đâu đâu chẳng có!”Và Phùng Quán nguyện biến thơ mình thành “viên đạn”! Cho đến tận cuối đời, Phùng Quán vẫn một lòng tâm nguyện làm theo “lời mẹ dặn”. Ông giãi bày trong bài thơ “Trăng hoàng cung”, viết khi ông đã về sống ở Huế: “Là nhà văn/ Tôi yêu tha thiết/ Sự ngay thẳng tột cùng/ Ngay thẳng thủy chung/ Của mỗi dòng chữ viết”. Có thể nói, sống chân thật, viết chân thật đã trở thành triết lý sống và viết nhất quán, bất di bất dịch trong thơ Phùng Quán!Bài thơ “Lời mẹ dặn” thật đa tầng ý nghĩa: là triết lý nhân sinh cao đẹp (sống trung thực với chính mình, với mọi người). Đó cũng là đạo đức, nhân cách sống (không xu nịnh để vụ lợi, dám đấu tranh, không sợ hãi). Và, đó cũng chính là khát vọng sống tự do. Nhưng, chủ đề chính của “Lời mẹ dặn” và giá trị của bài thơ là thái độ và trách nhiệm công dân của một nghệ sĩ chân chính trước cuộc sống!Đặt bài thơ trong bối cảnh mà nó ra đời mới thấy được tính phức tạp của vấn đề và bản lĩnh của một cây bút trẻ đang khát khao sống chân thực và cống hiến.Đó là cuộc đấu tranh tư tưởng, giữa một bên là những văn nghệ sĩ đã từng đi theo kháng chiến nay muốn được nới lỏng tự do trong sáng tạo nghệ thuật để có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và sáng tạo phục vụ cách mạng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống mới, với một bên là những người quản lý văn nghệ, văn nghệ sĩ còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, giáo điều, suy nghĩ hẹp hòi và thành kiến.“Lời mẹ dạy” thật giản dị, sao khiến nhiều người xúc động? Có phải có thân phận nhà thơ trong đó? Và hình ảnh ân cần mà cao cả của mẹ? Hay do bài thơ được “thiêng hóa” qua di huấn của cha? Có lẽ là tất cả!Bài thơ viết theo thể tự do, phù hợp với diễn tả tư tưởng phóng khoáng. Cái tôi trữ tình nhà thơ và nhân vật trữ tình hòa làm một; lời thơ vừa là sự tỏ lòng vừa là lời đối thoại.Bây giờ đọc lại bài thơ ở độ lùi hơn nửa thế kỷ mới thấy, trong thời đại mà nền thi ca cảm hứng chủ đạo là sử thi, muôn người chung một điệu nói, các nhà văn nhà thơ bày tỏ giác ngộ “sáng mắt sáng lòng” đều nhờ ở thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng. Thế mà Phùng Quán lại đưa ra “lời mẹ dặn” và xác quyết đó là “đức tin” của một tín đồ đạo Mẫu thì ông quả là một thi sĩ chân thật đến hồn nhiên và lạc lõng!Đã hơn 60 năm đã qua, nhưng “Lời mẹ dặn” vẫn nguyên giá trị và càng có tính thời sự hôm nay. Ngày nay, giá trị trong các sáng tác của ông đã được thừa nhận qua các giải thưởng văn chương. Năm 2007, Phùng Quán được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Bài thơ “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán từng được Trung tâm Văn hóa doanh nhân phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục bình chọn là một trong một trăm bài thơ Việt hay nhất Thế kỷ XX.
Theo tác giả vì sao nghề làm văn khó hơn nghề làm xiếc
…Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi Đứa bé mồ côi thành nhà văn Nhưng lời mẹ dăn thuở lên năm Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu. Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. 'Câu 2: theo tác giả vì sao nghề làm văn khó hơn nghề làm xiếc?
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam bày tỏ nhiều trăn trở.
Phóng viên (PV): Xiếc lâu nay đã gặp khó khăn, nhưng thời gian qua, vượt lên những khó khăn, xiếc vẫn tìm tòi, đổi mới để tồn tại. Nhưng để có sự phát triển lâu dài thì xiếc cần có hướng đi nào khả quan, bền vững, thưa ông?
NSND Tạ Duy Ánh: Đã có rất nhiều cuộc họp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) với nhiều bộ, ngành liên quan đề cập đến khó khăn của nghệ thuật nói chung, trong đó có xiếc. Đến nay, chúng tôi vẫn đang chờ! Xiếc bao năm nay vẫn chồng chất khó khăn, từ đầu vào tuyển sinh, bệnh tật nghề nghiệp... Xiếc là bộ môn tương tự như thể thao đỉnh cao, tập luyện vất vả nhưng tuổi nghề rất ngắn, sau khi không thi đấu thì lối thoát cho người ta thế nào?... Ở một số nước có nền nghệ thuật xiếc phát triển như Nga, họ đã tìm ra lối thoát khi có mối liên kết với thể thao, những vận động viên (VĐV) không thi đấu đỉnh cao nữa thì về xiếc họ phát huy rất tốt. Ví dụ VĐV môn thi đấu cử tạ có thể làm trụ cho xiếc; nhào lộn thể dục dụng cụ, nghệ thuật thể thao về làm nhào lộn cho xiếc, đu bay... Lúc đó, đạo diễn xiếc chỉ cần đưa nghệ thuật vào thôi. Theo tôi, khi chưa có các chính sách hỗ trợ mới thì việc kết hợp đưa các VĐV sang tập luyện, biểu diễn xiếc là một phương án rất tốt để có nguồn nhân lực bổ sung cho xiếc.
Nhiều lãnh đạo trước của liên đoàn và chúng tôi hiện nay vẫn luôn đau đáu tìm hướng đi mới cho xiếc. Cụ thể là kết nối các tiết mục để dàn dựng các vở xiếc có câu chuyện, có nội dung và cố gắng tìm kịch bản mang màu sắc văn hóa, truyền thống của Việt Nam để mang đi dự liên hoan, cuộc thi và công diễn ở quốc tế. Đã có nhiều tín hiệu vui khi những vở xiếc: “Làng tôi”, “Sông trăng”… được Nhà nước đặt hàng, gặt hái thành công ở các kỳ liên hoan quốc tế và được các nước mời lưu diễn. Chẳng hạn vở “Sông trăng” vừa kết thúc 16 tháng biểu diễn tại 7 nhà hát của Đức. Trước đó, vở “Làng tôi” cũng gây tiếng vang và có các tour lưu diễn cả năm ở các nước châu Âu.
PV: Hiện tại, hoạt động biểu diễn nghệ thuật đang gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Liên đoàn có nhận được sự hỗ trợ không và đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
NSND Tạ Duy Ánh: Cùng với hoạt động biểu diễn các tác phẩm chất lượng cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhằm kéo khán giả trở lại rạp, xiếc cũng đã có buổi biểu diễn. Nhưng đặc thù của xiếc khác nên quy định mỗi nhà hát biểu diễn 1-2 buổi tại Nhà hát Lớn là chưa phù hợp, vì sân khấu của xiếc dàn dựng mất rất nhiều thời gian; vé bán các chương trình ca nhạc, sân khấu có thể lên tới 1-2 triệu đồng thì xiếc chỉ có thể bán mức cao nhất là 200-300 nghìn đồng. So với hoạt động biểu diễn như mọi năm thì năm nay thực sự rất khó khăn bởi các kế hoạch biểu diễn phục vụ (chủ yếu là đối tượng thiếu nhi) gần như bị hủy bỏ do các cháu phải lo học hành, thi cử. Nhiều hợp đồng lưu diễn nước ngoài đã bị hủy. Sau thành công của liên hoan xiếc 3 miền tổ chức tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương kết hợp với Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức hoạt động biểu diễn thường xuyên phục vụ khách du lịch, nhưng kế hoạch này đã phải dừng và chưa biết đến bao giờ mới có thể khởi động lại…
Được biết, hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở rất nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng họ đã có các gói hỗ trợ cho nghệ thuật và các bộ môn nghệ thuật đặc thù. Người lao động sau thời gian nghỉ, hết dịch bệnh có thể trở lại làm ngay, còn nghệ thuật bị gián đoạn, không có thời gian tập luyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận hành trở lại. Ngay ở Liên đoàn Xiếc Việt Nam, khi dịch bệnh diễn ra, không có kinh phí luyện tập, không có hoạt động bán vé biểu diễn nên sự hỗ trợ rất khiêm tốn, trong khi lương các cháu mới ra trường khoảng 3 triệu đồng, nhiều cháu xin về quê nghỉ, đến nay vẫn còn một số cháu chưa có ý định trở lại. Thời gian qua, liên đoàn đã hỗ trợ hết mức có thể khi làm các phòng ở, bếp ăn ngay trong khuôn viên của rạp xiếc để giúp các cháu sinh hoạt tập trung, không phải đi thuê nhà, ăn uống bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ sức khỏe.
PV: Dân gian có câu “Cái khó ló cái khôn”. Được biết, dịp này Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã dàn dựng chương trình và kêu gọi các mạnh thường quân vào cuộc?
NSND Tạ Duy Ánh: Thực tế, để duy trì và phát triển nghệ thuật xiếc hiện nay không thể kể hết khó khăn, chúng tôi làm công tác quản lý quá căng thẳng. Muốn anh em nghệ sĩ tin tưởng và lăn xả vì nghệ thuật thì rất cần có sự quan tâm kịp thời, xiếc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển đồng bộ, dài hạn tổng thể trong tương lai để khắc phục những hạn chế và đề ra phương hướng phát triển ổn định. Nghệ thuật xiếc Việt Nam rất cần được các cấp lãnh đạo quan tâm thì mới có thể gìn giữ được môn nghệ thuật này.
Còn về Chương trình “Biển, đảo là quê hương” dàn dựng biểu diễn tri ân trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), đây là định hướng hoạt động nghệ thuật “Đi cùng năm tháng” được Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức liên tục trong 3 năm nay, với hy vọng mở ra hình thức xã hội hóa cho nghệ thuật xiếc. Chương trình đã tăng thêm ý nghĩa xã hội khi nhiều tổ chức và cá nhân cùng nối vòng tay lớn để lan tỏa tình yêu nghệ thuật. Thông qua sự ủng hộ của các doanh nghiệp, chúng tôi dành tặng những phần quà tới các gia đình chính sách, gia đình có chồng, con đang ngày đêm canh gác, làm nhiệm vụ giữ gìn biển, đảo của Tổ quốc.