Nga Và Mỹ Chiến Tranh

Nga Và Mỹ Chiến Tranh

Ngày 9-5-1945 là dấu mốc huy hoàng của nhân loại khi khi lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô bay phấp phới trên nóc trụ sở Quốc hội Đức quốc xã. Để có được chiến thắng ấy, bao nhiêu xương máu của thanh niên, người già lẫn trẻ nhỏ đã không ngừng đổ xuống. Tri ân những người anh hùng, điện ảnh Nga đã sản xuất nhiều bộ phim đặc sắc để nhắc nhớ nhân loại về một thời đau thương mà hào hùng. Mời bạn cùng xem những bộ phim chiến tranh Nga hay nhất mọi thời đại.

28 cảm tử quân – Panfilov’s 28 Men (2016)

Bộ phim chiến tranh Nga hay nhất mọi thời đại này dựa trên huyền thoại về một một nhóm lính cảm tử 28 người đã chặn đứng và phá hủy các xe tăng của Đức quốc xã đang tiến về Moscow.

Vào cuối tháng 11-1941, dưới sự chỉ huy của Tướng Ivan Panfilov, 28 binh lính Hồng quân thuộc Sư đoàn Súng trường 316 đã chặn đứng 54 xe tăng của Đức tiến đánh vào Moscow.

Dù chỉ được trang bị các loại vũ khí hoàn toàn vô dụng đối với xe tăng như súng trường bộ binh Mosin-Nagant, súng máy DP và PM-M1910, lựu đạn chống tăng RPG-40 và súng trường chống tăng PTRD-41 không đủ tiêu chuẩn, nhưng 28 người lính dũng cảm đã chiến đấu không ngừng nghỉ, không khuất phục để bảo vệ Moscow và đất nước.

Giới hạn cuộc sống – The Edge (2010)

Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, hàng ngàn cựu binh chiến tranh Xô Viết được hồi hương từ Đức. Họ bị Lãnh tụ Stalin đầy tới Siberia để cải tạo. The Edge là một trại cải tạo như thế, nằm ở rìa một khu rừng rậm.

Dù từng là người hùng chiến trận, nhưng tài xế xe lửa Ignat lại bị đầy tới trại cải tạo sau khi phá hoại chiếc tàu hỏa nhanh nhất của Liên Xô sau một cuộc đua ấu trĩ.

Ở trại cải tạo, anh phát hiện ra một đường ray xe lửa đã bị hư hai. Lần theo đường ray này bơi qua sông, anh phát hiện ra Elsa, một người phụ nữ Đức mất chồng và phải sống sót bằng cách săn bắt hái lượm suốt nhiều năm. Từ bất đồng ngôn ngữ, họ dần hợp tác với nhau để sửa đầu máy xe lửa.

Tuy nhiên, khi trở về được trại cải tạo, họ lại bị xa lánh do dư âm thù hằn với người Đức từ chiến tranh, rồi lại tiếp tục phải đối mặt với một tên chính ủy viên độc ác.

Cậu bé người lính – Soldier Boy (2019)

Bộ phim dựa trên cuộc đời thật của người lính trẻ nhất trong Thế chiến thứ II, Sergei Aleshkov. Hình ảnh khủng khiếp của chiến tranh được phản ánh qua đôi mắt ngây thơ của một đứa trẻ khiến người xem cảm thấy vô cùng thương tâm.

Cậu bé mới 6 tuổi nhưng đã mất hết gia đình trong chiến tranh, may mắn cậu được một trung đoàn cứu giúp. Sau đó Seryozha/Sergei Aleshkov được vị chỉ huy nhận nuôi và trở thành binh lính nhỏ tuổi nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ II.

Sống giữa tình cưu mang của những người lính, cậu bé nuôi dưỡng cho mình tinh thần dũng cảm và đã có nhiều hành động anh hùng. Cậu được trao Huân chương Vũ trang vào ngày 26-4-1943 và trở thành anh hùng nhỏ tuổi nhất trong thế chiến.

4 ngày tháng Năm – 4 Days in May (2011)

Bộ phim mô tả những ngày cuối cùng trước khi Phát xít Đức đầu hàng vào tháng 5-1945. Bối cảnh phim diễn ra ở bãi biển Baltic, Pomerania. Một đơn vị Quân đội Xô Viết gồm 7 người đàn ông do đội trưởng Gorynych chỉ huy làm nhiệm vụ đi do thám hoạt động của những người Đức. Một đội quân Đức trú ở gần đó, chờ đợi di tản đến Đan Mạch, nơi họ sẽ đầu hàng Anh.

Cả hai phe đều hiểu rằng chiến tranh sắp kết thúc và không muốn gây sự, nên chọn giải pháp chờ đợi. Tuy nhiên có những người Đức trẻ tuổi được truyền bá tư tưởng không đầu hàng, và những vị chỉ huy Hồng quân lại không giữ được đạo đức chính trực.

Phim chiến tranh Nga hay nhất mọi thời đại: Nữ xạ thủ – Battle for Sevastopol (2015)

Trong những bộ phim chiến tranh Nga hay nhất phải kể đến Nữ xạ thủ. Phim kể về Lyudmila Pavlichenko, một cô gái trẻ gia nhập Hồng quân Liên xô và trở trành một trong những tay thiện xạ bắn tỉa đáng gờm nhất trong Thế chiến thứ hai.

Năm 1941, Lyudmila Pavlichenko vừa mới trúng tuyển đại học và để ăn mừng, cô đi chơi bắn súng với các bạn. Tài năng của cô được Hồng quân chú ý và tuyển mộ. Lyudmila được kết hợp với tay súng bắn tỉa thâm niên Makarov và đem lòng yêu anh này, nhưng anh không đáp lại. Khi chiến đấu ở thành phố Odessa, cô bị thương và được Makarov kéo đến nơi an toàn, thế nhưng anh đã tử trận.

Khi trở lại chiến trường Sevastopol, Lyudmila được kết hợp với một nam xạ thủ khác là Leonid. Cô bắt đầu tiêu diệt được nhiều kẻ thù và nảy sinh tình cảm với Leonid. Nhưng Leonid sau đó cũng tử trận do bị phục kích, không biết Lyudmila đã mang thai con mình.

Những bộ phim chiến tranh hay nhất của Nga: AK-47 – Kalashnikov (2020)

Đây là bộ phim tiểu sử kể về những trải nghiệm của Mikhail Kalashnikov, người sáng chế ra khẩu súng trường AK-47.

Từ nhỏ anh đã thích thú với một khẩu súng trường đồ chơi. Đến năm 1941, Mikhail đã trở thành sĩ quan điều khiển xe tăng của Hồng quân. Trong trận chiến Bryansk, anh bị thương nặng khi sử dụng khẩu súng chống tăng của Đức quốc xã và bị đưa khỏi tiền tuyến.

Khi đang được đưa về phía hậu phương, anh đụng phải một nhóm lính Đức. Sau khi chứng kiến khẩu súng tiểu liên của người đồng đội bị lỗi ngay vào thời điểm then chốt, anh đã quyết tâm sáng chế ra một vũ khí tự động mới cho quân đội Xô Viết. Phim xứng đáng là một trong những bộ phim chiến tranh Nga hay nhất.

Chiến tranh đã qua đi nhưng những hồi ức và nỗi đau vẫn còn đó. 10 bộ phim chiến tranh Nga hay nhất mọi thời đại kể trên sẽ giúp bạn hiểu phần nào những tàn khốc của chiến tranh và lòng gan dạ của con người khi gánh trên vai sự an nguy của đất nước.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

TPO - Báo cáo mới của ủy ban có nhiệm vụ xem xét Chiến lược Quốc phòng quốc gia của Mỹ phát hiện ra rằng, quân đội Mỹ không đủ quân nếu xảy ra chiến tranh trực tiếp với Trung Quốc hoặc Nga.

Binh lính Mỹ tập trận ở Philippines. (Ảnh: US Army)

Theo Ủy ban về Chiến lược quốc phòng quốc gia do Quốc hội Mỹ thành lập, quân đội Mỹ không có đủ số lượng binh lính cần thiết nếu phải chiến đấu trên các đảo ở Thái Bình Dương và các trận chiến đô thị ở những thành phố lớn tại châu Á.

"Chúng ta phải có một quân đội đủ lớn để có thể hoạt động ở tất cả những nơi này cùng thời điểm", Eric Edelman, phó chủ tịch ủy ban và là thứ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách thời chính quyền George W. Bush, phát biểu trước các nghị sĩ ngày 30/7.

Đánh giá này cho thấy Mỹ cần phải đầu tư nhiều hơn vào quân đội. Các báo cáo về an ninh quốc gia, đặc biệt là báo cáo gửi Quốc hội, thường đề xuất cấp nhiều tiền ngân sách hơn cho Lầu Năm Góc, cơ quan vốn đã tiêu tốn ngân sách vượt xa chi tiêu quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào khác.

"Những bài học từ cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy quân đội Mỹ cần mở rộng cơ cấu lực lượng của mình trong các lĩnh vực then chốt, đặc biệt là phòng không, hệ thống chống máy bay không người lái, tác chiến điện tử và hỏa lực tầm xa", báo cáo của ủy ban lưu ý.

Mức ngân sách mới nhất do Lầu Năm Góc đề xuất sẽ giảm quy mô của quân đội xuống còn 443.000, mức thấp nhất kể từ trước Thế chiến II. Lực lượng này đạt đỉnh cao là 556.000 quân vào các năm 2010 và 2011, trong đợt tăng cường quân ở Afghanistan.

"Chúng ta nên đánh giá lại các mục tiêu", Jennifer Kavanagh, thành viên cấp cao và giám đốc phân tích quân sự của Defense Priorities, một nhóm nghiên cứu chính sách đối ngoại có trụ sở tại Washington, D.C., nhận định.

"Có một số đơn vị được triển khai quá thường xuyên. Một khả năng là quy mô quân đội quá nhỏ; khả năng khác là Mỹ đang cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc. Cần ưu tiên và cắt giảm quy mô, đồng thời suy nghĩ về những hoạt động nào là quan trọng nhất đối với lợi ích của Mỹ”, bà Kavanagh nhận xét.

Mối lo ngại không chỉ đến từ nguy cơ nổ ra chiến tranh trực tiếp với Trung Quốc. Trong nhiều năm, mục tiêu của Lầu Năm Góc là phải đủ lực lượng có thể xoay xở với 2 cuộc xung đột lớn diễn ra đồng thời. Hiện tại, Mỹ tiếp tục cam kết mạnh mẽ với châu Phi và Trung Đông, dù đỉnh điểm của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đã qua cách đây một thập kỷ.

Trong khi đó, quân đội Mỹ đang tập trung quân đội ở châu Âu để củng cố tuyến đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra. Mỹ cũng có sự hiện diện, dù nhỏ hơn, ở những nơi ít được chú ý như Kosovo.