Khi bàn về kinh tế thị trường, có rất nhiều quan niệm khác nhau ở những cấp độ và cách tiếp cận; song chúng ta có thể hiểu, kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm 2001; đây là sự đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, được đúc kết lại trên cơ sở đánh giá và rút ra các bài học lớn qua các kỳ Đại hội Đảng. Ngày nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được khẳng định ngày càng sâu sắc ở những khía cạnh sau: Về mục tiêu xác định phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm công hữu và tư hữu; về cơ cấu, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà ước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế; thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; vận hành kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa… Ngày 02/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ công bố về việc tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở nước ta; trước thông tin trên, cùng ngày Bộ Công thương đã có thông cáo bày tỏ rất lấy làm tiếc khi Bộ Thương mại Mỹ ban hành kết luận như trên. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu đã đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc trái chiều, bịa đặt, phủ nhận nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động, nhất là phản động lưu vong đã tiến hành các cuộc tọa đàm, hội luận, phát tán các bài viết, video clips lợi dụng các sự kiện “nhỏ lẻ” để xuyên tạc nền kinh tế thị trường của nước ta nhằm mục đích phá hoại chính sách kinh tế Việt Nam; điển hình, ngày 08/8/2024 trang facebook “Chân Trời Mới Media” (thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân” - tổ chức hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam một cách quyết liệt và điên cuồng nhất) đã lợi dụng thị trường vàng để xuyên tạc nền kinh tế thị trường của nước ta, chúng tung luận điệu rằng: “Chỉ có mỗi cục vàng mua bán còn chả xong, ngồi đó mà gào đòi công nhận kinh tế thị trường”… Đây là luận điệu bịa đặt trắng trợn không thể chấp nhận được, thể hiện sự thiển cận, kém hiểu biết của chúng đối với một nền kinh tế thị trường thực thụ; mục đích của chúng là nhằm lừa mị quần chúng và phá hoại nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hòng làm ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Việc đánh giá nền kinh tế của một quốc gia có phải là nền kinh tế thị trường hay không đều phải căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế đó, chứ không phải là dựa vào một vấn đề nhỏ để đánh giá, quy chụp một cách chủ quan, phiến diện, thiếu tính khách quan, toàn diện. Với những đặc trưng của nền kinh tế nước ta, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, bởi lẽ nền kinh tế nước ta có đầy đủ các đặc trưng của nền kinh tế thị trường, nhất là những đặc trưng về mục tiêu của kinh tế, về quan hệ sở hữu, cơ cấu kinh tế, cơ chế vận hành và quan hệ phân phối… Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta do toàn thể nhân dân làm chủ, trong đó có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu cao nhất là “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử to lớn. Như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”; để có những thành công ấy, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước là sự phát huy hiệu quả trong hoạt động, vận hành của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu trên là minh chứng khách quan nhất, rõ ràng nhất, thuyết phục nhất và tự nó phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu./.
Yếu tố trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 200% vào năm ngoái lên gần 13 triệu người (tương đương mức tăng từ 20% so với trước COVID-19 vào năm 2022 lên 70% so với trước COVID-19 vào năm 2023). Sự gia tăng đột biến đó trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng GDP, nhưng VinaCapital ước tính chi tiêu của khách du lịch quốc tế chỉ chiếm khoảng 10% doanh số bán lẻ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng tôi nghi nhận rằng du lịch quốc tế còn mang lại nguồn thu cho nhiều đơn vị kinh doanh trong nước, qua đó gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế. Chúng tôi ước tính tổng đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế Việt Nam - bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp - chiếm hơn 15% GDP.
Tại Việt Nam, lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19 và chi tiêu của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng tăng cao tại các khách sạn cao cấp - Ảnh: VGP
Sự phục hồi của lượng khách du lịch Trung Quốc và Mỹ
Tỉ lệ người tiêu dùng Trung Quốc có ý định đi du lịch nước ngoài tăng gần gấp đôi so với năm ngoái - tới gần 2/3 số người được khảo sát (theo bloomberg) và tỉ lệ người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch đi du lịch nước ngoài trong sáu tháng tới cũng tăng gấp đôi so với mức trước COVID-19 - đạt mức cao kỷ lục.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng hơn 300% so với cùng kỳ, đạt mức 75% trước dịch COVID-19. Học viện Du lịch Trung Quốc dự kiến khách Trung Quốc du lịch nước ngoài sẽ vượt mức 80% so với trước COVID-19 trong năm nay, vì vậy VinaCapital kỳ vọng rằng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam sẽ phục hồi từ mức 30% trước COVID-19 trong năm ngoái lên đến 85% trong năm nay.
Sự phục hồi một phần này là cơ sở cho dự báo của chúng tôi rằng tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ tăng từ mức 70% trước COVID-19 vào năm ngoái lên khoảng 105% trước COVID-19 vào năm nay (tương đương 19 triệu lượt khách).
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia lớn trên thế giới mà du lịch ra nước ngoài vẫn chưa phục hồi về mức trước COVID-19 (Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chi tiêu của người dân khi du lịch ra nước ngoài trước COVID-19). Sự phục hồi chậm chạp của Trung Quốc xuất phát từ việc nước này mới dỡ bỏ các hạn chế từ chính sách "Zero COVID" vào năm ngoái cộng với tình trạng kinh tế tương đối yếu của nước này, mặc dù chi tiêu du lịch nội địa của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt mức trước COVID-19 trong năm nay. Trong khi đó ở Nhật Bản, giá trị đồng Yên sụt giảm mạnh đang cản trở hoạt động du lịch nước ngoài của người dân.
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ ngành du lịch
Một bài báo gần đây trên Wall Street Journal với tiêu đề "Người Mỹ đang có thu nhập từ đầu tư nhiều hơn bao giờ hết" đã nhấn mạnh rằng thu nhập từ đầu tư và tài sản của các hộ gia đình tăng lên đang mang lại một lượng tiền mặt chưa từng có cho hàng triệu người Mỹ (đặc biệt là thế hệ "Baby Boomers", nhóm đang chi tiêu mạnh tay cho các dịch vụ đắt tiền như du lịch nước ngoài).
Thu nhập từ lãi suất và cổ tức mà người tiết kiệm ở Mỹ kiếm được đang tăng vọt, dự kiến sẽ tăng gần 5 lần, từ 770 tỷ USD vào năm 2020 lên 3,7 nghìn tỷ USD trong năm nay và có nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng một phần của lượng tiền đó sẽ được đổ vào du lịch.
Tại Việt Nam, lượng du khách Mỹ đã cao hơn nhiều so với mức trước COVID-19 và chi tiêu của nhóm du khách này đã đóng góp vào tỉ lệ lấp đầy phòng tăng cao tại các khách sạn cao cấp.
VinaCapital kỳ vọng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng 40% trong năm nay sau khi tăng gần 250% vào năm ngoái nhờ sự phục hồi liên tục của khách du lịch đến từ Trung Quốc. Du lịch quốc tế chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam trước COVID-19. Vì vậy sự phục hồi ban đầu của ngành du lịch Việt Nam sau khi mở cửa trở lại sau COVID-19 vào tháng 3/2022 đã đóng góp thêm hơn 4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của năm ngoái. Năm nay, chúng tôi kỳ vọng lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi và sẽ đóng góp thêm hơn 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Cuối cùng, doanh thu của các công ty liên quan đến du lịch như công ty quản lý, điều hành sân bay và các hãng hàng không đã tăng vọt trong năm nay, tương tự như tỉ lệ lấp đầy của các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, bao gồm cả những tổ hợp do Lodgis sở hữu và vận hành.
Michael Kokalari, Chuyên gia của CFA, VinaCapital