Giấy Phép Kinh Doanh Spa Cần Những Gì

Giấy Phép Kinh Doanh Spa Cần Những Gì

Last updated on Tháng Mười Một 16th, 2022 at 08:51 sáng

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh SPA

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh SPA bao gồm những nội dung sau:

– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể và giấy phép thành lập doanh nghiệp đối với các mô hình công ty. Trên các giấy tờ này phải thể hiện đầy đủ các thông tin về chủ doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề hoạt động, số vốn điều lệ và mã ngành kinh doanh SPA.

– Trong hồ sơ cần đính kèm 4 bản sao y công chứng CMND/CCCD và sổ hộ khẩu (nếu có). Lưu ý khi đi làm hồ sơ cầm theo bản gốc để đối chiếu.

– Trường hợp hộ kinh doanh hay công ty có sự góp vốn của nhiều cổ đông thì trên giấy phép cũng thể hiện rõ thông tin các cổ đông sáng lập, góp vốn, số tiền tương ứng.

– Bản sao có công chứng chứng chỉ hành nghề SPA( trên chứng chỉ có ghi rõ lĩnh vực, ngành nghề được hoạt động) và mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

– Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh SPA hoặc các giấy tờ chứng minh sở hữu mặt bằng.

Ngoài ra đối với thủ tục xin giấy phép kinh doanh SPA có hoạt động massage xoa bóp, bấm nguyệt thì cần thêm những hồ sơ sau:

– Giấy phép đảm bảo an ninh trật tự theo đúng nghị định 96/2016/ NĐ-CP. Giấy phép này cũng được xem như cam kết của chủ cơ sở nhằm đảo bảo vận hành SPA theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp có bất kỳ sai phạm nào so với cam kết sẽ bị xử lý theo đúng quy định.

– Chứng chỉ về hành nghề xoa bóp và nhân sự: Theo đó đầu tiên cơ sở của bạn phải có 1 bác sĩ hoặc y sĩ đã có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực vật lý trị liệu, xoa bóp, phục hồi chức năng. Trường có có sử dụng thuốc đặc trị phải có bác sĩ kê đơn.

– Các nhân viên tham gia vận hành, phục vụ quá trình xoa bóp trị liệu, massage phải có chứng chỉ đào tạo nghề được cấp bởi các trung tâm đào tạo được pháp luật cho phép.

– Các nhân viên khi làm việc phải tuân thủ các quy định về trang phục, biển tên và trong hồ sơ đăng ký nhân sự của công ty phải có đầy đủ thông tin liên quan.

Điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA

Để xin giấy phép kinh doanh SPA thì đầu tiên chủ cơ sở phải biết điều kiện để kinh doanh SPA là gì. Thì theo đó thì chủ cơ sở cần:

Hiểu và nhận định đúng mã ngành của hoạt động trong lĩnh vực SPA đó là các mã ngành:

– 96100: Bao gồm các hoạt động như massage thư giãn, các dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp, xông hơi giúp tăng cường sức khỏe. Nhưng lưu ý là mã ngành này không bao gồm các hoạt động tiểu phẫu, phẫu thuật. Điều này có nghĩa là những hoạt động được phép như massage, nặn mụn, xoa bóp, tắm trắng, tan mỡ bụng,.. nằm trong mã ngành còn các hoạt động động tới dao kéo như cắt mí, phẫu thuật thẩm mỹ,… không nằm trong danh mục cho phép.

– 9631 – 96310: Bao gồm các hoạt động, dịch vụ SPA như làm tóc, nail, makeup, gội đầu, uốn, nhuộm,.. những biện pháp chăm sóc đơn giản.

Như vậy mã ngành nghề để được cấp giấy phép kinh doanh SPA đã được quy định rõ.

Điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA không có massage xoa bóp, bấm nguyệt:

– Đối với SPA không hoạt động kinh doanh loại hình massage, xoa bóp, bấm nguyệt thì chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký mở SPA để nộp cho xã, huyện hoặc Sở kế hoạch đầu tư tùy theo mô hình kinh doanh.

Điều kiện để hoạt động kinh doanh SPA có massage xoa bóp, bấm nguyệt:

– Đối với SPA có hoạt động loại hình massage xoa bóp, bấm huyệt thì cần thêm giấy phép đảm bảo an ninh trật tự, tiêu chí về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, điều kiện nhân sự và chứng chỉ xoa bóp có liên quan.

– Cơ sở đặt SPA phải tách biệt hoàn toàn với nơi ăn ở, sinh hoạt của gia đình và phải là một địa điểm cố định có địa chỉ.

– Đảm bảo yếu tố ánh sáng đầy đủ, đáp ứng cho quá trình hoạt động bấm nguyệt, xoa bóp (nếu có).

– Ngoài ra ở mỗi phòng trị liệu, xoa bóp phải có đặt chuông khẩn cấp phục vụ cho quá trình cấp cứu.

– Đảm bảo có đầy đủ thiết bị sơ cứu, thuốc cấp cứu phục vụ cho bác sĩ, y tá trong các trường hợp khẩn cấp.

– Quy trình massage xoa bóp, bấm nguyệt phải có quy trình rõ ràng và được thể hiện trong bản in A4 được dán lên tường ở phòng xoa bóp, trị liệu.

– Đảm bảo nguồn nước sạch, khu vực vệ sinh, tắm rửa.

– Giường, công cụ phục vụ hoạt động massage xoa bóp, trị liệu phải được vệ sinh sạch sẽ, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho khách hàng.

III/ Trình tự các bước tiến hành để hoạt động kinh doanh spa như sau:

_ Cần phải tìm một vị trí, mặt bằng để đặt làm trụ sở hoạt động kinh doanh spa.

_ Phải thực hiện chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cấp về giấy phép kinh doanh cho spa.

_ Tiến hành tất cả những thủ tục về bảo hiểm, lao động và với thuếthuế dựa vào quy định theo pháp luật.

_ Cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện dựa vào Thông tư số 11/2001/TT-BYT đã quy định và cần phải đề nghị cấp Giấy phép chứng nhận đạt đầy đủ điều kiện đối với trật tự-  an ninh dựa vào nghị định số 72/2009/NĐ-CP đã quy định  lúc trước khi tiến hành bắt đầu đưa vào hoạt động với trường hợp khi bạn kinh doanh Spa mà có hoạt động về massage/ xoa bóp.

_ Phải tiến hành trang bị và cần phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện trong việc PCCC.

*** Bạn tham khảo

IV/ Những giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho Spa như sau:

_ Trường hợp là Công ty tư nhân thì cần chuẩn bị là: đơn xin đăng ký về việc thành lập công ty tư nhân.

_ Nếu là hộ kinh doanh thì cần chuân bị là:

+ Các chứng chỉ về nghiệp vụ Thẩm mỹ viện – Spa.

+ Đơn đăng ký hoạt động kinh doanh Thẩm mỹ viện – Spa.

_ Trường hợp là Công ty TNHH có 02 thành viên trở lên thì cần chuẩn bị là: bản danh sách của các thành viên trong công ty, điều lệ của doanh nghiệp, đơn đăng ký hoạt động kinh doanh.

_ Nếu như là Công ty TNHH MTV thì cần chuẩn bị là: điều lệ của doanh nghiệp, đơn đăng ký hoạt động kinh doanh.

_ Trong trường hợp khi bạn muốn thực hiện đăng ký kinh doanh và thành lập công ty spa thì sẽ cần phải có đầy đủ giấy CN đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan thầm quyền.

*** Bạn tham khảo

Nam Việt Luật chúng tôi cung cấp dịch vụ về giấy phép kinh doanh cho spa nhanh, chất lượng và uy tín nhất. Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí !

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.

Nhu cầu du lịch ngày càng cao kéo theo dịch vụ kinh doanh khách sạn để đáp ứng nhu cầu của du khách cũng tăng lên. Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh khách sạn theo quy định.

Theo quy định tại Luât Du lịch 2017 cùng Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL thì doanh nghiệp muốn kinh doan khách sạn phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

- Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

- Doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

Chi tiết các điều kiện trên như sau:

Phải đảm bảo ít nhất 10 phòng cho một khách sạn, mỗi phòng tối thiểu rộng là 12m2 và 9m2 tùy vào phòng đôi hay phòng đơn. Cơ sở vật chất phải được thiết kế ít nhất tối thiểu đạt tiêu chuẩn một sao.

Phải đảm bảo an toàn, không gần khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại, các bệnh viện trường học và khoảng cách này ít nhất là 100m và không được liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện hành.

Phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.