Đường Sắt Đô Thị Thành Phố Hồ Chí Minh

Đường Sắt Đô Thị Thành Phố Hồ Chí Minh

Đường Bùi Viện là một tuyến đường tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Đây là tuyến đường vui chơi về đêm nổi tiếng của thành phố với nhiều quán bar và quán bia nhỏ lề đường, chuyên kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ du lịch giá rẻ.[2]

Một số địa điểm, công trình nổi tiếng

Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên 1000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.[158] Năm 2020, thành phố còn 28 cơ quan báo chí địa phương (16 báo, 1 đài truyền hình, 1 đài tiếng nói và 10 tạp chí), 161 văn phòng đại diện cơ quan báo chí trung ương, 10 chi nhánh đơn vị truyền hình trả tiền, 46 đơn vị truyền hình vệ tinh[159]. Năm 2022, sau khi sắp xếp giai đoạn 1 theo đề án, Thành phố Hồ Chí Minh còn 19 cơ quan báo chí địa phương, gồm 8 cơ quan báo in, 9 tạp chí, 1 đài truyền hình và 1 đài phát thanh[160]. Trong giai đoạn 2, 2021-2025, thành phố sẽ nghiên cứu để sắp xếp báo chí còn 1 cơ quan truyền thông đa phương tiện[159].

Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, 3 nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh.[158] Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times, Thanhniennews bằng tiếng Anh (đã ngừng hoạt động), một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.

Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975 do Mỹ xây dựng nhằm phục vụ quân viễn chinh Mỹ, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày Chính phủ Sài Gòn sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã thu giữ các cơ sở do Mỹ để lại và bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài 2 kênh phát trên sóng analog là HTV7 và HTV9, HTV còn phát triển dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ nét cao HD. Hiện từ ngày 15/06/2016 và 16/08/2016, HTV đã tắt sóng analog lần lượt hai kênh HTV7 và HTV9, tất cả các kênh truyền hình của HTV đang được phát qua hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số theo Lộ trình số hóa của Chính phủ. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và đa số các tỉnh miền Nam. Về phát thanh, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) hiện nay đang phát sóng các kênh phát thanh FM 99.9 (phát sóng từ những năm 60), 95.6, 87.7 MHZ và AM 610 KHZ phục vụ nhu cầu thông tin văn hóa giải trí của khán thính giả thành phố và các tỉnh lân cận.

Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26 m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn.[161] Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao.[162] Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25.000 chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục – Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn bóng đá, Câu lạc bộ Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng 4 lần vô địch V-League. Đội bóng đá Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ vua, điền kinh, bóng bàn... của thành phố.

Câu lạc bộ bóng chuyền Thành phố Hồ Chí Minh là đội bóng chuyên nghiệp đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là thành phố đa dạng văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi Chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu – Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có nền văn hóa đa dạng hơn.

Với vai trò trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện.[163][164] Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60–70% doanh thu chiếu phim của cả nước. Thành phố này cũng là điểm đến của phần lớn những diễn viên nổi tiếng.[165] Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng... hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen...

Thành phố Hồ Chí Minh đã kết nghĩa với các thành phố khác trên thế giới như sau:[166]

Cập nhật mới nhất: Thg12 12, 05:05 UTC

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động

của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Gò Vấp

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận - huyện;

Theo đề nghị của Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 901/TTr-LĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2018; ý kiến thẩm định của Trưởng phòng Tư pháp tại Báo cáo số 527/BC-PTP ngày 15 tháng 6 năm 2018 và  đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ tại Tờ trình số 1081/TTr-PNV ngày 22 tháng 8 năm 2018,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Gò Vấp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày  31 tháng 8 năm 2018, thay thế Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Gò Vấp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường, các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.