Người tham gia không cần trực tiếp đến cơ quan BHXH hay tổ chức dịch vụ được ủy quyền thu BHXH, BHYT mà có thể đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình online bằng 2 hình thức: qua Cổng Dịch vụ công (DVC) BHXH Việt Nam hoặc Cổng DVC quốc gia; qua ứng dụng trực tuyến của 5 ngân hàng.
Mức lương tối thiểu vùng tăng có ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu?
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chính thức chốt phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024 thêm 6% từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ theo công thức tính lương hưu ở trên thì mức hưởng lương hưu sẽ tỷ lệ thuận với số năm đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH hàng tháng.
Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương của người lao động theo vùng có thể được điều chỉnh tăng tương ứng, từ đó làm cho mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng của người lao động tăng theo.
Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 thêm 6%, mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia BHXH cũng sẽ tăng thêm khi nghỉ hưu sau thời điểm này.
Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. Người lao động nghỉ hưu cần kiểm tra các thông tin cụ thể về lương hưu và điều kiện hưởng để tính toán chính xác. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.
Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP. HCM Trần Dũng Hà cho biết, theo quy định hiện hành, các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019 (số tiền mà người sử dụng lao động lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động); tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca.
Các khoản tiền khác không phải tính đóng bảo hiểm xã hội là: hỗ trợ xăng xe; hỗ trợ điện thoại; hỗ trợ đi lại; hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ tiền giữ trẻ; hỗ trợ nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn.
Bên cạnh đó, tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động; phụ cấp chuyên cần, cũng là những khoản mà người lao động không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, từ năm 2018 trở đi, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm tổng mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ổn định, thường xuyên được ghi trong hợp đồng lao động nhằm từng bước tiệm cận tiền lương, thu nhập thực tế của lao động.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thực thi không đầy đủ, tách thu nhập của người lao động thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để không phải tính đóng bảo hiểm xã hội. Thống kê năm 2022, tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chỉ đạt 5,7 triệu đồng/tháng.
Nhiều doanh nghiệp tồn tại ba loại thu nhập: loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, loại để quyết toán và thu nhập thực tế. Thậm chí, có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp lẫn phúc lợi và cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm xã hội.
Liên quan đến căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới, trong đó quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bổ sung căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng 1/2 mức lương tối thiểu tháng của vùng cao nhất; bổ sung quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với những đối tượng không hưởng tiền lương.
Cùng với đó, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động khu vực ngoài Nhà nước (trên cơ sở các khoản được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương).
Thảo luận tại Quốc hội ở Kỳ họp mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ quan điểm khác nhau về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được đề xuất trong dự thảo Luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn Đắk Lắk đề nghị Ban soạn thảo bổ sung hệ số chênh lệch bảo lưu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau này.
Theo đại biểu, hiện nay có những trường hợp đang công tác trong ngành lực lượng vũ trang và một số nghề nghiệp khác sau khi nghỉ hưu chuyển sang ngành dân sự, nếu không có quy định cụ thể thì trong luật sẽ không có hệ số chênh lệch để bảo lưu, ảnh hưởng đến quyền lợi các trường hợp này.
Trong khi đó, Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, Đoàn Quảng Nam cho rằng, quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp.
Dự thảo Luật quy định, người lao động lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng thấp nhất do Chính phủ công bố, và cao nhất bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất.
Đại biểu cho rằng, quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp, đồng thời đề nghị nội dung này giữ nguyên quy định như tại khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Bởi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu là dành cho người lao động tự do, tự tạo việc làm, nông dân tham gia. Nếu mức đóng bảo hiểm hàng năm tăng sẽ gây khó khăn cho người dân muốn tham gia hệ thống an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ quy định mức trần tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như tự nguyện, cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu/tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
Theo đại biểu, nên bỏ quy định mức trần này, vì người lao động đóng nhiều thì hưởng nhiều, vừa có lợi cho Quỹ bảo hiểm xã hội, vừa có lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm, vừa phù hợp với nguyên tắc bảo hiểm xã hội, mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng.
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội
Để tính lương hưu bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ hưu (người lao động) cần biết các điều kiện và công thức áp dụng như sau:
(1) Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:
(1.1) Thời gian tham gia bảo hiểm: Hầu hết người lao động cần đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.
Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc chỉ cần đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
(1.2) Tuổi nghỉ hưu: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường là đủ 61 tuổi (nam) và đủ 56 tuổi 4 tháng (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.
(2) Cách tính lương hưu hằng tháng: Lương hưu được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó: Tỉ lệ hưởng lương hưu tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và giới tính. Ví dụ:
- Lao động nam: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
- Lao động nữ: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.